Tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng, tư tưởng là những lĩnh vực không phải hoàn toàn trừu tượng, cũng không phải vô năng, mà ảnh hưởng đáng kể đến đời sống con người thế tục, tổ chức xã hội. Tùy thuộc vào sự hiểu biết, vào trí khôn mỗi người mà chúng được diễn giải rất khác nhau, thậm chí biến tướng vì vô minh.

Dưới đây là vài nhận thức quan trọng một cách tóm lược mà người thực hành tâm linh cần chú ý.
Chùa là gì? Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni. Nói đến “chùa” là về Phật Giáo, “nhà thờ” là đối với Thiên Chúa Giáo, “thánh thất” là đối với Phật Giáo Cao Đài…
Đình là gì? Đình là nơi thờ Thành Hoàng của các làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng.
Đền là gì? Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như Thần, Thánh. Ví dụ: Đền Trần (đền thờ Trần Hưng Đạo).
Miếu là gì? Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian có quy mô nhỏ hơn đền. Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng. Ví dụ: miếu Cô, miếu Cậu, miếu Sơn Thần (miếu thờ Thần Núi), miếu Hà Bá, miếu Thủy Thần (miếu thờ Thần Nước).
Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, tránh xa sự ồn ào của đời sống dân sinh.
Về CÔNG VIÊN TÂM LINH và MIẾU TÔN THẦN ở 189
Công viên là gì? “Công viên” là một từ Hán-Việt, “viên” là vườn, “công” là chung. Công viên là vườn hoa, vườn cây công cộng. Công viên có ý nghĩa bao gồm cả sinh hoạt của con người, là một nơi vui chơi, giải trí đại chúng, các hoạt động văn hóa, hưởng thụ.
Việc gọi “công viên tâm linh” là có mục đích, nhưng không ổn vì có tính chất đánh tráo khái niệm, phái sinh ngữ nghĩa. Nơi tâm linh là nơi thanh tịnh, không phải là chỗ vui chơi.
Trong “nhà Phật” thường gọi những chỗ như vậy là “Quan Âm Cát”, “Quan Âm Đài” hay “Đài Quan Âm” (nơi đặt tượng Quan Âm). “Cát” còn có nghĩa là “đài” – nơi trên cao nhìn ra bốn phía.
Năm 2019, 189 có phục dựng lại miếu thần bên vách núi, trên nền của ngôi miếu cũ đã đổ nát.
Việc phục dựng được sự tư vấn của người có hiểu biết nhất định về lĩnh vực tâm linh và Hán tự.
Các chữ Hán ghi trên công trình (tạo mới) gồm:
1. Phía trên, ngay lối vào là 5 chữ: 楅 海 岱 欞 祠 – PHÚC HẢI ĐẠI LINH TỪ (đọc từ trái qua phải).
Chữ 祠 (từ) – có nghĩa là “miếu thờ thần” (xem từ điển Hán-Nôm), không phải “đền” hay “chùa” (寺 = tự)
2. Hai hàng câu đối hai bên cột gồm:
– Cột bên phải: 造 再 兴 坤 乾 古 萬 (Vạn cổ càn khôn hưng tái tạo, tạm dịch: “Muôn thuở đất trời đổi mới”.
– Cột bên trái: 光 重 映 月 日 霄 九 (Cửu tiêu nhật nguyệt ánh trùng quang, tạm dịch: “Chín tầng nhật nguyệt sáng soi”.
3. Bốn chữ tại chính điện của miếu là 海 德 山 功 – HẢI ĐỨC SƠN CÔNG (hay CÔNG SƠN ĐỨC HẢI – đọc từ phải qua trái).
Cũng như đôi câu đối trên cột, đây là một trong những cụm từ phổ biến của người miền Bắc, miền Trung (miền Nam ít hơn), vùng ven biển như Thái Bình, Nam Định… thường ghi trên hoành phi các nhà thờ họ, từ đường dòng họ… có nghĩa là “CÔNG ĐỨC NHƯ BIỂN, NHƯ NÚI”.
Dưới đây là hai cặp câu đối trên nền miếu cũ. Phần chữ Hán do đã phai mờ theo năm tháng, người viết bài này rất cố gắng truy hồi lại từng chữ nhưng do “trình lùn”, có thể là chưa được chuẩn xác.

Bên phải: 臨 在 上 求 之 必 應 (Lâm tại thượng cầu chi tất ứng. Tạm hiểu nghĩa: Ơn từ trên cao cầu xin ắt được)

Bên phải: 神 後 恩 和 甘 姓 利 好 康 寜 (Thần hậu ân hòa cam tính lợi hảo khang ninh. Tạm hiểu nghĩa: Thần linh hậu thuẫn nơi này thuận lợi an yên)