CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ NỖI SỢ (Phần 3)

Mạng xã hội” là một từ bỗng chốc trở lên hết sức phổ biến và ngược lại – nhạy cảm. Ngày nay, hầu hết mọi người không thể từ bỏ các ứng dụng MXH dù chỉ một giờ, mà dùng không chỉ một mà song song cài rất nhiều apps: Facebook, Zalo, Viber, Telegram, X…

Chúng ta thử bàn về hai thái cực trái chiều này: “phổ biến” và “nhạy cảm”.

Phổ biến vì đó là một thực tế, một sự tự nhiên. Lợi thì người ta cài, hay thì người ta dùng, dùng miết thấy có thể giúp cho công việc, cuộc sống của mình thì tương tác, đơn giản vậy thôi.

Nhạy cảm vì đằng sau nó là mặt trái (có cái gì không có mặt trái không?). Mọi thứ luôn có hai mặt, hoặc nhiều hơn hai mặt (muôn mặt). Tính nhạy cảm và hai mặt chính là thứ người ta có thể lợi dụng, lạm dụng và chơi xấu. Tấn công ai đó, người quân tử chọn cách đối mặt, kẻ thủ đoạn thì chơi xấu sau lưng, có khi đánh bên sườn, hở ra phát là bụp luôn.

Chúng ta không làm gì, không lộ mặt ra thì không có lỗi, không ai biết, không bị đánh. Có những kẻ chỉ nhắm nhắm đối thủ thò mặt ra, để lộ sườn và đánh. Không dùng MXH, bọn ghét mình mất đi một cơ hội, và đứa không dùng – mất đi một công cụ của thời đại.

Có một loại khác dở hơn – ném đá cho vui, ném đá mọi lúc, mọi nơi. Dở cũng ném, mới, lạ đếch biết gì cũng ném, hay ho cũng ném, tại những loại vô minh này chúng rảnh. Thế nhưng, chỉ ném đá vài viên chả chết ai, nhưng đông thì tạo ra hiệu ứng, có khi cũng tạo lên một tiếng kêu vang vang nào đó, cho dù có thể rồi nó cũng rơi tõm vào thinh không nhanh như một cơn gió. Muốn thử lòng người, bạn cứ post một tin, càng mập mờ càng hot, càng tỏ ra chọc giận, dễ tranh cãi càng hay – lượng views càng nhiều, cmt càng nhiều. Việc còn lại chỉ chống mắt lên coi, có thể đoán định được điều gì đó, họ nghĩ gì và họ nghĩ về mình thế nào, nhìn cái cách họ cmt hay kể cả im lặng, đều đoán định được, hắn đang đứng xó nào. Có điều XH nào càng nhiều bọn ném đá, XH đó càng cần phải giáo dục, nó là thước đo mặt bằng XH về công nghệ, về ý thức, về nhận thức, về văn hóa. MXH để trở thành văn minh, cũng sẽ phải trải qua thời kì mông muội – khi mà người ta thích ném đá, chửi thề hơn là lan tỏa một sự tử tế nào.

Đó là mặt trái. Tác hại của nó là giết chết nhanh một số không nhỏ những người thoi thóp, hiểu biết rất ít về công nghệ. Họ nhanh chóng chui vào cái “kén an toàn” của mình và thò gậy, thò que ra vụt vụt số còn lại, chọc ngoáy số bên kia. Họ ngồi càng cao, số bị đánh nguy cơ càng nhiều.

Đó chính là biểu hiện của “nỗi sợ”. Nỗi sợ tỉ lệ thuận với sự “vô minh”.

Chúng ta phấn đấu từng ngày để vượt lên sự vô minh, để cố tiếp cận một cái gì đó đương thời. MXH đến nay chẳng có gì là xa lạ nữa. Nên dùng nó để hòa nhập và cải thiện hiệu suất làm việc của mình. Dùng nó để giảm chi phí, thay vì nhắn tin hay gọi điện bằng số SIM của nhà mạng – nhất cử nhất động đều mất tiền. Có hiểu biết về MXH cũng là chậm rồi, bây giờ là thời của AI (trí thông minh nhân tạo).

Sau đây tôi xin nêu mấy cái lợi và hại của một vài MXH, thứ mà tôi thấy nó thật sự hữu ích hoặc biết nó có hại (đều cài cả trong máy của mình và sử dụng chúng):

Facebook: nếu cần khoe mẽ, quảng cáo, bán hàng, đây là một công cụ tốt nhất. Muốn tìm một người cũ đã hoàn toàn không có liên lạc, FB có thể làm được. Công cụ này xuyên không gian, thời gian, phủ kín toàn cầu.

Chính vì tương tác mạnh, FB dễ bị lộ thân. Nếu chỉ để quảng cáo, bán hàng bạn tương tác càng mạnh càng tốt, add càng nhiều friends càng tốt.

Nhưng FB rất nhiều cài đặt, chơi FB khó nhất trong các MXH hiện nay.

Zalo: Zalo là một công cụ nội địa Việt Nam, nó bùng nổ rất nhanh sau FB và có vẻ như đang được chính phủ hỗ trợ. ZL hướng đến tầng lớp bình dân, ít hiểu biết. Bạn có giỏi cỡ nào, cao cỡ nào, ghét ZL cỡ nào thì vẫn phải cài nó, coi nó hàng ngày vì biết bao người có nhận thức, tầng bậc khác nhau trong XH, trẻ nhỏ, người già mà có quan hệ với ta đang dùng nó. Hầu như tất cả người Việt đang dùng nó.

Hiện nay ZL có chức năng “tracking” với GoogleMap, nghĩa là dùng ZL có thể chia sẻ vị trí đang di chuyển của bạn theo thời gian thực cho ai đó. Cái này hẹn hò thì siêu hay, hẹn nhau chỗ nào đó, người kia đi đến đâu, bạn biết đến đó, còn mấy phút nữa thì đến, đi có đúng đường hay không…

Cái dở của ZL là rất dễ bị truy cập dữ liệu. Luật pháp VN gần như không để ý đến vấn đề này. Chứ như bên Tây thì phải giải trình với quốc hội các nước về quyền công dân, bí mật thông tin người dùng… cho chệt luôn.

Telegram: là app tốt nhất để nhắn tin, hoạt động group (vô đối). Nó được bảo mật tốt nhất, chưa bị chính phủ nào kiểm soát được. Tốc độ người mới dùng Telegram hiện nay tăng khủng không chỉ ở VN mà trên toàn thế giới. Tôi đoán Telegram sẽ soán ngôi một số ông lớn như FB, X trên thế giới và cả ZL ở VN nữa. Chỉ 1-2 năm tới thôi.

Viber, Line, X…: Là những MXH có tính chất khu vực. Người Việt từng dùng nhưng hiện rất yếu ớt tại VN. Tôi đoán, những MXH này sẽ chết dần ở VN, nhanh thôi như Yahoo hay Skype.

Cuối cùng của nỗi sợ là số SIM. Giờ đây, nhà mạng đang khóc lóc và ấm ức ngồi nhìn MXH bùng nổ. Họ (các MXH) sử dụng số SIM của nhà mạng nhưng không thí cho nhà mạng một xu nào, một cạnh tranh khốc liệt.

Khi dùng SIM để gọi ai đó, cuộc gọi này dễ dàng bị nghe lén chỉ bằng một thiết bị vài trăm ngàn, trong bán kính mươi mét. Tất cả cuộc gọi đều được nhà mạng và chính phủ, an ninh kiểm soát về thời gian, nội dung. Nếu bạn gian lận, chết chắc.

Tin nhắn của nhà mạng mất tiền từng tin, gửi rồi thì không xóa được, không sửa được. Sao giờ?

Xem thêm Phần 1, Phần 2, Phần 4, Phần 5, Phần 6

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *