ĐẠO VÀ ĐỜI

Lâu nay bạn có đến chùa chiền, nhà thờ, thánh thất… của các tôn giáo trên đất Việt chưa?

Tôi không biết cái cảm giác gì đè nén, xâm chiếm tâm hồn mỗi người thời xa xưa, nhưng nay thì đè nặng một nỗi niềm – TIỀN.

Bước chân vào cửa chùa, chưa tìm đâu thấy Bụt thì phải liếc mắt tìm xem nơi nào “hòm công đức” được đặt chỗ, và rồi trong đầu nghĩ ngợi “bỏ bao nhiêu?”, bỏ rồi lại nghĩ “bỏ bấy nhiêu đó khỏi ít quá hay không?”… Việc này có lẽ làm tôi nghĩ nhiều hơn là để tâm tìm cái gì đó thanh tịnh, vãn cảnh. Nếu không bỏ gì vào cái hòm chứa tiền đầy bí ẩn kia, nếu bỏ ít, có khi còn lo lắng mông lung. Người người còn lễ lạt nọ kia, nói gì tay không, mấy đồng tiền lẻ. Lên chùa không phải tìm sự yên an, mà lại thành ra gánh vào người áp lực.

Đó là ta, người đến chùa. Còn thì phía chùa là sao? Vẻ mặt hầu hết những sư thầy, những người đang “quản trị” khi thấy một người lạ đến chùa là xét đoán, ánh mắt vô cảm, vẻ mặt lạnh tanh. Trái với suy nghĩ của tôi, sẽ có ai đó hỏi “anh/chị đến chùa có việc gì không hay chỉ vãn cảnh?”, “có cần thầy/chùa giúp đỡ gì không?”… Vào một ngôi chùa thời nay, có mấy lớp cổng, có vẻ chỉ đón tiếp ai đó được sắp xếp, đi xe đẹp, mặt mỡ bảnh bao chứ không phải cho khách thập phương, bá tánh.

Tôi được biết, thủa xa xưa, chùa không có cổng, không có cửa, hoặc chăng có thì luôn rộng mở, ai đến vãn cảnh đều được, có thể thắp cây nhang kính Bụt, có thể ngắm cảnh, thả bộ, có thể tham vấn, truyện trò với sư thầy, hỏi han câu chuyện đời, chuyện đạo. Và dĩ nhiên, chả khi nào sư thầy lại bận rộn đến nỗi không thể tiếp kiến, mời trà.

Chùa bây giờ kín cổng cao tường và tiện nghi. Sư thầy khó gặp. Người tu hành tưởng an nhàn thư thái thì bận gì mà bận. Vị nào cũng lo theo đuổi, cập nhật bằng cấp, theo đuổi từng phẩm truật: sadi rồi đại đức, rồi thượng tọa, rồi hòa thượng… leo miết, leo miết lên cao, cao mãi đến tịch mới thôi. Hồ như nếu lớn tuổi rồi mà phẩm truật thấp kém thì sân si, xấu hổ, ê mặt.

Sự kiện tôn giáo các loại trên đất Việt ít năm gần đây lộn xộn và ba bựa, trá hình quá nhiều. Không phải con sâu làm rầu nồi canh mà là… toang. Toang từ cái chóp của cái tổ chức cấp trung ương kia, đến từng cái giường đĩ thõa, nhơ nhớp của không ít kẻ đầu trọc hoành hành – đã bị bắt và chưa bị bắt.

Có thể điểm mặt các sự vụ điển hình:

Chùa Nga Hoàng, Thích Thanh Toàn với các thí chủ nữ, quý bà vợ quan chức trần truồng ngay dưới tam bảo, thu nhập tiền tỉ hàng tuần, nhiều không quản nổi.

Sư Thích Minh Tuệ chỉ lặng lẽ bước đi nhưng được các thể loại tu hành “chính quy” dè bỉu, khi dể và tấn công.

Nhóm Thích Trúc Thái Minh, Thích Nhật Từ, Thích Chân Quang, Thích Nhuận Đức… không lo tu hành chân chính mà chỉ chăm chăm vào vơ vét cúng dường, phát ngôn bá đạo, chỉnh sửa giáo lý.

Nhóm Thích Đức Thiện, Thích Thiện Thuận… sa đà vào chính trị, sân si, chiến đấu với những vị tu hành trái ý, lời lẽ, văn từ vô lối, thật khó nghe lọt tai.

Tôi thấy càng ngày càng mất niềm tin vào đạo Phật ở Việt Nam đương đại. Nhất là sau sự kiện giải tán Tu viện Minh Đạo – như giọt nước tràn ly. Người ngay chính, thân cô thế cô thì bị đánh hội đồng, rất nhanh, rất cấp bách, trong khi đối với ma tăng thì chần chừ, câu giờ. Cái gì làm cho họ nhanh nhảu vậy, và cái gì làm cho họ chần chừ vậy?!

Những người hành sự, những tổ chức xắn tay nhảy vào nói như thế như thế là đúng, đúng luật, đúng quy trình, để bảo vệ cái nọ cái kia…

Đúng mà sau đau lòng lạ!

Bài viết được đề xuất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *