TÀU TIẾP VẬN TYPE LỚP Fusu, TYPE 908

Tổng quan:
– Thiết kế: Nhà máy đóng tàu Kherson
– Đóng tại: Nhà máy đóng tàu Đại Liên
– Lớp trước: Type 905 – lớp Fuqing
– Lớp sau: Type 903 – lớp Fuchi hay Qiandaohu
– Đưa vào biên chế: từ 1996 đến nay
– Đã hoàn thành: 2
– Đang hoạt động: 2
– Loại tàu: Tàu phục vụ
– Lượng giãn nước: 37.000 tấn
– Chiều dài: 188,9 m
– Độ rộng: 25,33 m
– Mớn nước: 10,41 m
– Động  lực đẩy: 1 động cơ diesel Burmeister & Wain 10.600 mã lực (7.904 kW), 1 trục
– Tốc độ: 16 hl/g (30 km/h)
– Trực thăng: 1 x Z-8
– Nhà chứa máy bay và sàn đáp
– Thủy thủ đoàn: 125 người
– Sức chứa hàng hóa: 23.000 tấn nhiên liệu và hàng hóa tổng hợp
– Số hiệu: 953 (thuộc Hạm đội Nam Hải).

Tàu Type 908 (tên NATO – lớp Fusu, hay lớp Nancang) là một lớp tàu tiếp vận đa sản phẩm được biên chế trong Hải quân Trung Quốc (PLAN) và Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Chiếc tàu tiếp vận Type 908 đầu tiên, Qinghaihu, ban đầu được đóng cho Hải quân Liên Xô như là một tàu chở dầu hạng Komandarn Fedko, nhưng việc xây dựng đã bị tạm dừng do không đủ kinh phí. Con tàu sau đó được Trung Quốc mua lại dưới dạng tàu chưa hoàn thiện vào năm 1993 từ Ukraine thời hậu Xô Viết. Có một chiếc tương tự hoạt động trong Hải quân Ấn Độ (INS Jyoti).

Sau khi được tân trang đáng kể, con tàu liên tiếp được đổi tên thành Qinghaihu (885), trước đây là Nancang (Nanyun 953) và lâu hơn nữa là Vladimir Peregudov.

Một con tàu cùng loại khác được đóng và bán cho Thái Lan và hiện đang phục vụ cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan là HTMS Similan (871).

Type 908 AOR là tàu tiếp vận thế hệ thứ hai của Trung Quốc được trang bị tổng cộng 6 cần cẩu, 4 trạm tiếp dầu và 2 trạm dự trữ. Điều này cho phép tàu tiếp vận đồng thời cho 3 tàu chiến. Thông qua các sàn đỗ trực thăng, tàu có thể tiếp vận cho các tàu chiến hoạt động gần đó theo phương thẳng đứng (VERTREP).

Type 908 thuộc giai đoạn thứ hai trong quá trình phát triển và đóng tàu phục vụ của Trung Quốc.

Mặc dù được coi là phần nào thành công, nhưng chiếc tàu chở dầu Type 905 đầu tiên (lớp Fuqing) không thể đáp ứng hoàn toàn các nhu cầu của HQTQ (PLAN). Một trong những nhược điểm chính của lớp này là chúng chủ yếu tiếp vận nguồn cung chất lỏng, tức là nhiên liệu và nước. Những con tàu này trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển tàu phục vụ của Trung Quốc chỉ có thể tiếp vận nguồn cung cấp khô cực kỳ hạn chế và hầu như không có khả năng tiếp tế đạn dược, bởi vì ngành công nghiệp Trung Quốc vào thời điểm đó thiếu khả năng cung cấp các biện pháp an toàn cho việc tiếp tế và dự trữ đạn dược lẫn với các loại nhiên liệu. Đây là một trong hai hạn chế chính mà mặc dù thực tế là vào ngày 28/8/1977, Quân ủy Trung ương đã ra lệnh nối lại việc phát triển tàu phục vụ hạm đội có khả năng “tiếp vận một cửa”, (tức là có khả năng tiếp tế đạn dược, nhiên liệu, nước và nguồn cung cấp khô kết hợp với nhau bởi một con tàu duy nhất, một khái niệm được Hải quân Hoa Kỳ tiên phong đưa ra), dự án cuối cùng đã bị đình chỉ.

Hạn chế chính khác là về ngân sách, khi nền kinh tế Trung Quốc gần bờ vực của sự sụp đổ hoàn toàn do Cách mạng Văn hóa. Cuối cùng, khi cải cách kinh tế ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1979 nhanh chóng cải thiện nền kinh tế Trung Quốc, giai đoạn thứ hai của quá trình phát triển tàu phục vụ hạm đội Trung Quốc đã được nối lại vào năm 1988, sau khoảng một thập kỷ không hoạt động. PLAN đặt rất nhiều kỳ vọng vào lớp tàu mới: ngoài khả năng tiếp vận một cửa, con tàu mới còn được yêu cầu có khả năng hoạt động như một tàu bệnh viện. Tuy nhiên, để đáp ứng được kỳ vọng cao như vậy, chi phí đã bị đội lên gấp nhiều lần. Khi thiết kế được hoàn thành, giá của con tàu mới được đề xuất vượt quá những gì HQTQ có thể chi trả và dự án có nguy cơ bị hủy bỏ một lần nữa.

Ngay khi giai đoạn thứ hai của quá trình phát triển tàu phục vụ hạm đội của Trung Quốc một lần nữa bị trì hoãn, thì có một sự thay đổi bất ngờ đã cứu dự án khỏi bị bỏ dở. Sau khi Liên Xô tan rã vào cuối năm 1991, Ukraine mong muốn bán một nửa số tàu phục vụ đã được đóng xong cho hải quân Liên Xô. Ban đầu được đặt đóng với tên gọi Vladimir Peregudov, một tàu chở dầu hạng Komandam Fedko, con tàu được sửa đổi như một tàu phục vụ cho Hải quân Liên Xô, nhưng công việc đóng mới bị tạm dừng do không đủ kinh phí. Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc Zhang Wende được chỉ định làm trưởng phái đoàn Trung Quốc và trưởng đoàn đàm phán. Nhóm của ông đã được cử đến Ukraine để đánh giá con tàu dành cho hải quân Liên Xô trước đây.

Phái đoàn Trung Quốc phát hiện ra rằng động cơ chính và máy phát điện đã được lắp đặt sẵn, nhưng không bao gồm các đường ống, dây cáp và dây điện. Nhìn chung họ cho rằng con tàu đang ở trong tình trạng tuyệt vời. Khi trở về Trung Quốc, Zhang Wende và các đồng nghiệp của ông đã đề nghị chính phủ Trung Quốc mua con tàu, và họ đã được cử đến Ukraine lần thứ hai để hoàn tất thương vụ. Do nhiều hệ thống con của con tàu được xây dựng ở Saint Petersburg, một số thành viên trong nhóm của Zhang Wende cũng được cử đến Nga để đảm bảo việc mua các hệ thống con tàu này, mà họ đã thực hiện thành công. Vào ngày 6/11/1992, thỏa thuận được Trung Quốc và Ukraine chính thức ký kết, và nguồn vốn ban đầu để phát triển tàu phục vụ nội địa thế hệ thứ hai của Trung Quốc đã được chuyển sang mua con tàu chưa hoàn thiện cho Hải quân Liên Xô cũ.

Vào ngày 01/5/1993, con tàu cũ của hải quân Liên Xô chưa hoàn thiện đã được kéo về nhà máy đóng tàu Đại Liên từ nhà máy đóng tàu Kherson của Ukraine. Ngoài thân tàu và các hệ thống phụ, Trung Quốc cũng mua thiết kế. Thiết kế này ngay lập tức được sửa đổi để đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc. Viện sĩ Học viện Khoa học Trung Quốc Zhang Wende, kĩ sư trưởng đầu tiên về tàu phục vụ nội địa Trung Quốc thế hệ thứ hai được chỉ định là nhà thiết kế chính và giám đốc chương trình của dự án chuyển đổi này. Phó tổng thiết kế là ông Huang Wei, một kỹ sư trưởng khác của Viện 701 thuộc Tổng công ty Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC). Vào ngày 8/5/1996, nó được đưa vào biên chế của Trung Quốc trong Hạm đội Nam Hải, nơi nó vẫn phục vụ cho đến ngày nay. Số hiệu ban đầu là Nanyun-953, nhưng sau đó được đổi thành 885, với tên Qinghaihu, và con tàu nâng cấp này trở thành tàu phục vụ thế hệ thứ hai của Trung Quốc, thay thế chiếc bản địa dự kiến ​​ban đầu.

Dự án chuyển đổi được coi là thành công mĩ mãn, đồng thời Trung Quốc đã đạt được những hiểu biết quan trọng về nguyên tắc thiết kế của Liên Xô, các công nghệ cốt lõi, hệ thống thứ cấp quan trọng, cách bố trí và các kiến ​​thức chuyên môn khác mà người Trung Quốc khó mà có được, những kiến ​​thức quý giá như vậy sau này đã giúp Trung Quốc thiết kế tàu phục vụ thế hệ tiếp theo. Tuy nhiên, lợi ích quan trọng nhất là về tài chính. Nguồn kinh phí ban đầu không đủ để phát triển một tàu phục vụ bản địa thế hệ thứ 2 không chỉ đủ để mua con tàu cũ chưa hoàn thiện của Liên Xô mà còn đủ để trang trải cho công việc hoán cải sau này. Một trong những lĩnh vực cải tiến cơ bản của thiết kế nguyên bản của Liên Xô cũ là kiểm soát sự cố, điều này còn thiếu sót một cách tồi tệ (nguồn tin cho rằng là do thiết kế ban đầu của nó, vốn chỉ là một tàu chở dầu dân sự). Một số hệ thống dây điện bên trong bị hở, và hệ thống kiểm soát sự cố của con tàu rất hạn chế, gần như ngoài tầm kiểm soát, không đủ hệ thống dập lửa và làm kín nước. Kết hợp những kinh nghiệm có được từ việc chế tạo lại các khinh hạm kiểu 053 xuất khẩu cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan, khả năng kiểm soát sự cố của con tàu đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn phương Tây (chủ yếu là của Đức và Mỹ).

Tàu có tổng cộng 4 trạm trung chuyển, với trạm trung chuyển hàng khô, sau đó là trạm trung chuyển hàng lỏng, hoàn toàn trái ngược với việc bố trí các tàu phục vụ khác trong lực lượng của Trung Quốc, đó là lý do chính để Trung Quốc phát triển tàu phục vụ thế hệ thứ ba. Tổng cộng có thể chở được 9.630 tấn nhiên liệu, và với các loại hàng hóa khô khác như lương thực và đạn dược, tổng lượng hàng mà Type 908 có thể cung cấp là 23.000 tấn.

HTMS Similan

Vào tháng 01/1993, Trung Quốc nhận được thông báo từ chính phủ Thái Lan, cho biết ý định mua một tàu phục vụ cho hạm đội tàu sân bay hạng nhẹ của nước này. Trung Quốc đã quyết định tham gia đấu thầu, cùng với các nhà đóng tàu phương Tây khác bao gồm các nhà máy đóng tàu DCNS, Fincantieri, BAZAN, Hyundai và Dutch Schelde, và thiết kế của Trung Quốc sẽ rất giống với tàu của Liên Xô cũ đã được hoán cải, công việc trên cả hai tàu sẽ được thực hiện đồng thời. Nhà thiết kế chính ban đầu của tàu phục vụ nội địa thế hệ thứ hai của Trung Quốc được thay thế, viện sĩ Zhang Wende, người được chỉ định là nhà thiết kế chính và giám đốc chương trình của dự án chuyển đổi cho hải quân Trung Quốc, cũng được giao một nhiệm vụ bổ sung, là kĩ sư trưởng của con tàu thứ hai mà Trung Quốc sẽ đóng để xuất khẩu cho hải quân Thái Lan. Trung Quốc đã đánh bại các đối thủ phương Tây và giành được hợp đồng với Thái Lan.

Công việc trên con tàu được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan diễn ra tốt đẹp và tàu được hoàn thành vào ngày 12/8/1996. Zhang Wende, người thiết kế chính đã đích thân ở trên con tàu trong 12 ngày trong chuyến hải trình đến Thái Lan, thu thập thông tin vào phút cuối để giúp ích cho việc thiết kế tương lai của tàu phục vụ thế hệ tiếp theo của Trung Quốc. Bất cứ khi nào có thể, Zhang đều tự mình điều hành con tàu, bao gồm cả radar, xử lý những chiếc xuồng mà con tàu mang theo và các nhiệm vụ khác. Con tàu chính thức được biên chế vào lự lượng Hải quân Thái Lan vào ngày 12/9/1996, và được đặt tên là HTMS Similan (số hiệu 871).

HTMS Similan rất giống với tàu chị em của nó trong lực lượng Trung Quốc, ngoại trừ nó sử dụng thân tàu Trung Quốc. Tuy nhiên, sự khác biệt quan trọng nhất là nâng cấp khả năng tiếp vận của nó. Mặc dù có thể tiếp vận nguồn cung vững chắc, khả năng tiếp tế đạn dược vẫn còn khá hạn chế đối với tàu Trung Quốc. Tàu Thái Lan đã khắc phục vấn đề này hơn ở khả năng tiếp tế đạn dược. Bất chấp sự khác biệt giữa hai tàu, hầu hết các công nghệ và thành phần, đặc biệt là các công nghệ cốt lõi của cả hai tàu vẫn giống nhau, và vì lý do này, Trung Quốc đã xếp HTMS Similan và tàu Qinghaihu của Trung Quốc vào cùng một lớp. Lớp này cuối cùng sẽ phát triển thành tàu phục vụ Type 903 (lớp Fuchi).

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *