Tổng quan:
– Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Hudong (Hồ Đông), Thượng Hải
– Nhà khai thác: Hải quân Trung Quốc (PLAN)
– Tàu đầu tiên được bắt đầu đóng vào năm 1975
– Lịch sử sử dụng: tháng 11/1979
– Đã hoàn thành: 3
– Lượng giãn nước: 10.087 tấn (đầy tải)
– Chiều dài: 156 m
– Động lực đẩy: 2 x diesel MAN, 9.000 shp (6.700 kW), 2 x trục
– Tốc độ: 20 hl/g (37 km/h)
– Thủy thủ đoàn: 308 người
– Máy bay mang theo: 2 trực thăng Z-8 Super Frelon
– Sàn đáp trực thăng và nhà chứa cho 2 trực thăng Z-8 Super Frelon.
Type 925 Dajiang (Đại Giang) là một loại tàu bảo đảm của Hải quân Trung Quốc. Mỗi tàu thường được trang bị tối đa 2 thiết bị cứu hộ lặn sâu DSRV (Deep Submergence Rescue Vehicles) Type 7103. Con tàu được thiết kế để thay thế cho tàu tiếp liệu tàu ngầm (submarine tender) đầu tiên của PLAN – Tai Sơn, và con tàu đầu tiên của lớp Dajiang là Changxingdao (Trường Hưng Đảo). Type 925 là một tàu tiếp liệu và cũng có thể được sử dụng như một tàu cứu hộ tàu ngầm, và do đó, nó được người Trung Quốc chỉ định là tàu bảo đảm tàu ngầm – Qian-Ting Zhi-Yuan Jian (submarine support ship).
Mỗi tàu có thủy thủ đoàn gồm 308 người và được trang bị sàn trực thăng phía sau và nhà chứa máy bay cho 2 trực thăng Z-8 Super Frelon. Các tàu phục vụ hải quân đa năng cỡ lớn này là loại linh hoạt nhất trong Hải quân Trung Quốc, có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm như một tàu cứu hộ tàu ngầm ARS (submarine rescue ship), tàu cứu hộ cứu nạn hàng hải ASR (marine salvage rescue ship), tàu tiếp liệu tàu ngầm AS (submarine tender), và tiếp liệu tàu mặt nước (surface ship’s tender). Hai chiếc DSRV Type 7103 có thể được mang theo trong các hoạt động cứu hộ tàu ngầm và chúng được điều khiển bởi một cần trục lớn ở boong phía mũi, mặc dù thông thường, chỉ một chiếc DSRV Type 7103 được chở trong khi rãnh ghép thứ hai được sử dụng cho tàu lặn huấn luyện Type 7103. được sử dụng để mô phỏng tàu ngầm nằm đáy trong các bài tập huấn luyện. Hệ thống xử lý của Type 7103 DSRV cũng được sử dụng cho tàu lặn thám hiểm (bathyscaphe) lớp Sea Pole và tàu lặn (submersible) lớp Osprey. Chỉ với những sửa đổi nhỏ, lớp Dajiang Type 925 có khả năng hỗ trợ tất cả các tàu lặn và thiết bị không người lái dưới nước UUV (Unmanned underwater vehicles) mà Trung Quốc hiện có, bao gồm:
– Chuông lặn di động
– Tàu lặn QSZ-II
– ROUV 8A4 (ROUV, remotely operated underwater vehicle, thiết bị điều khiển từ xa dưới nước)
– ROUV RECON-IV
– ROUV 7B8
– ROUV lớp Goldfish
– ROUV HR-01
– ROUV HR-02
– ROUV JH-01
– ROUV SJT-5
– ROUV SJT-10
– ROUV SJT-40
– ROUV Sea Dragon-I
– ROUV Sea Dragon-II
– ARV lớp Arctic (ARV, Autonomous/Remotely operated Vehicle, thiết bị tự hành điều khiển từ xa)
– AUV Explorer (AUV, autonomous underwater vehicle, thiết bị tự hành dưới nước)
– AUV WZODA
– AUV CR-01
– AUV CR-01A
– AUV CR-02
– AUV lớp Intelligent Water
– AUV Submerged Dragon 1
Trong cuộc thử nghiệm ICBM của Trung Quốc vào đầu những năm 1980, một trong những chiếc thuộc lớp Dajiang Type 925 đã được chuyển đổi thành tàu hỗ trợ thiết bị tên lửa và tạm thời được đổi tên thành Yuanwang-3 (Nguyên Vương 3) để hỗ trợ vụ thử nghiệm và sau khi kết thúc vụ thử nghiệm, con tàu đã được chuyển đổi trở lại vai trò ban đầu cùng như tên gọi.
Với lượng giãn nước đầy tải 10.087 tấn và chiều dài 512 ½ feet, con tàu này có thể đạt tốc độ 20 hl/g (37 km/h) chạy bằng 2 động cơ MAN sản sinh công suất 9.000 bhp (6.700 kW) được cung cấp cho hai trục truyền động. Các tàu loại này được chế tạo bởi Nhà máy đóng tàu Hồ Đông (Hudong SY), Thượng Hải.
Tàu trong lớp:
– Bei-Jiu 121 (Changxingdao, Trường Hưng Đảo), biên chế 11/1979, Hạm đội Bắc Hải.
– Dong-Jiu 302 (Chongmingdao, Sùng Minh Đảo), biên chế 1980s, Hạm đội Đông Hải.
– Nan-Jiu 506 (Yongxingdao, Phú Lâm Đảo), biên chế 1980s, Hạm đội Nam Hải. Sau này được hiện đại hóa và đổi thành 863 (giữ nguyên tên)./.
Cảm ơn anh về bài viết:
– Có thể tên gọi bài viết là LỚP TÀU TIẾP VẬN TN 925 không anh.
– Trên các tàu lớp này có trang bị buồng giảm áp (Compressor chamber) không ạ
Xin cảm ơn!
Bài đang được update. Là do chữ “type” nguyên bản. Gọi “kiểu”, hoặc “loại” đều được, nhưng hay nhất có lẽ giữ nguyên là “type”. Thanks!
Cảm ơn anh