Nhóm sẵn sàng đổ bộ ARG (Amphibious ready group) của Hải quân Hoa Kỳ bao gồm thành phần hải quân – một nhóm tàu chiến được gọi là Lực lượng Đặc nhiệm đổ bộ ATF (amphibious task force) – và một lực lượng đổ bộ LF (landing force) gồm Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (và đôi khi là binh sĩ Quân đội Hoa Kỳ), tổng cộng khoảng 5.000 người. Cùng với nhau, các lực lượng này và các lực lượng hỗ trợ khác được huấn luyện, tổ chức và trang bị để thực hiện các hoạt động đổ bộ.
Thành phần
Một Nhóm sẵn sàng đổ bộ điển hình của Hoa Kỳ bao gồm: tàu thuyền; quân đổ bộ, phương tiện, trang thiết bị; và phi cơ
Tàu thuyền
– 01 tàu tấn công đổ bộ (Amphibious Assault Ship) hoặc tàu đổ bộ trực thăng tấn công LHA (Landing Helicopter Assault) hoặc tàu bến đổ bộ trực thăng LHD (Landing Helicopter Dock): tàu đổ bộ chính, giống tàu sân bay nhỏ, được thiết kế để vận chuyển quân vào vùng chiến sự bằng máy bay trực thăng vận tải. Ở vai trò thứ yếu, các tàu này thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát trên biển và phô diễn sức mạnh (power projection) nhất định bằng cách sử dụng máy bay AV-8B Harrier II hoặc F-35B Lightning II Marine và các lực lượng Không quân Hải quân như MH-60S Seahawk. Hiện có hai lớp tàu tấn công đổ bộ đang được sử dụng: LHD lớp Wasp và LHA lớp America (Flight 0 & I).
– 01 tàu bến vận tải đổ bộ (Amphibious Transport Dock) hoặc tàu bến đổ bộ LPD (Landing Platform Dock): tàu chiến vận chuyển binh lính vào vùng chiến sự bằng đường biển, chủ yếu sử dụng tàu đổ bộ thông thường và tàu đệm khí LCAC (Landing Craft Air Cushion), mặc dù chúng cũng có khả năng vận hành trực thăng từ sàn đáp của mình. Hiện có một lớp LPD San Antonio (Flight I & II) đang hoạt động.
– 01 tàu bến đổ bộ LSD (Dock Landing Ship): tàu chiến hỗ trợ các hoạt động đổ bộ bao gồm đổ bộ lên các bờ biển đối phương thông qua LCAC, tàu đổ bộ thông thường và trực thăng. Hiện có hai loại LSD đang được sử dụng: loại Harpers Ferry và loại Whidbey Island.
Quân đổ bộ và phương tiện, trang thiết bị
Đơn vị Viễn chinh hàng hải MEU (Marine Expeditionary Unit): cấu hình tổ chức nhỏ nhất của Lực lượng Đặc nhiệm mặt đất-hàng hải được triển khai từ một tàu tấn công đổ bộ. Mỗi MEU bao gồm: thành phần tác chiến mặt đất của một tiểu đoàn bộ binh Thủy quân lục chiến được tăng cường xe tăng M1 Abrams, pháo binh, công binh chiến đấu, xe lội nước, xe bọc thép hạng nhẹ và các phương tiện chiến đấu mặt đất khác; một thành phần tác chiến hàng không bao gồm một phi đội hỗn hợp gồm máy bay cánh quay và máy bay phản lực tấn công mặt đất và máy bay hỗ trợ tầm gần AV-8B Harrier II, và một đội chỉ huy và kiểm soát không lưu; hậu cần chiến đấu cấp tiểu đoàn, và chỉ huy. Mỗi Đơn vị Viễn chinh (MEU) thủy quân lục chiến thường bao gồm khoảng 2.200 lính thủy đánh bộ và thường do một đại tá chỉ huy. Thành phần của MEU có thể được tùy chỉnh khi các tình huống đặt ra, có thể phối thuộc thêm các đơn vị pháo binh, thiết giáp hoặc không quân, bao gồm phi đội máy bay chiến đấu phản lực đa năng F/A-18 Hornet (triển khai từ tàu sân bay hoặc căn cứ mặt đất).
Phi cơ
– AV-8B Harrier II hoặc F-35B Lightning II: máy bay tấn công mặt đất được thiết kế để tấn công và tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất. Các máy bay F-35B cũng có vai trò thứ yếu là hỗ trợ máy bay chiến đấu.
– MV-22B Osprey hoặc CH-53E Super Stallion vận chuyển nhân viên, vật tư và thiết bị hỗ trợ các hoạt động đổ bộ và trên bờ.
– AH-1Z Viper: trực thăng tấn công hỗ trợ hỏa lực và phối hợp hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng đổ bộ trong các cuộc tấn công đổ bộ và các hoạt động tiếp theo trên bờ.
– UH-1Y Venom: Cung cấp quyền chỉ huy và kiểm soát trong các hoạt động trực thăng cũng như khả năng tấn công và tấn công hạng nhẹ.
– Các phi đội USMC MV-22B được chỉ định là Phi đội máy bay cánh nghiêng hạng trung Thủy quân lục chiến VMM (Marine Medium Tiltrotor Squadrons), và các phi đội CH-53E là Phi đội trực thăng hạng nặng Thủy quân lục chiến HMH (Marine Heavy Helicopter). Khi được phân vào một MEU, các phân đội của nhiều phi đội khác được kết hợp với phi đội MV-22 hoặc CH-53 để tạo thành một phi đội tổng hợp được tăng cường. Phi đội tăng cường được chỉ định là VMM-XXX (REIN) cho MV-22 hoặc HMH-XXX (REIN) cho CH-53, trong đó X là số hiệu của phi đội. Do đó, các máy bay khác nhau sẽ có số hiệu và ký tự phiên hiệu của phi đội VMM hoặc HMH, mặc dù thường sẽ giữ mã số của phi đội riêng.
Các lực lượng cụ thể có thể bao gồm từ một Nhóm Sẵn sàng đổ bộ/đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến (Có thể Hoạt động Đặc biệt) [ARG/MEU (SOC)], đến một tổ chức lớn hơn có khả năng sử dụng Lữ đoàn Viễn chinh Thủy quân lục chiến MEB (Marine Expeditionary Brigade) hoặc thậm chí là Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến MEF (Marine expeditionary force).
Lực lượng đổ bộ phải có khả năng thực hiện các nhiệm vụ từ hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa đến chiến tranh chiến trường lớn (MTW). Ngoài ra, chúng có thể được cấu hình và triển khai để hoạt động ở nhiều mức độ xung đột khác nhau và trong nhiều chiến trường cùng một lúc. Họ có thể cung cấp một sự hiện diện có thể ngăn chặn các hành động mạo hiểm của một đối tượng chiến tiềm ẩn.
Bởi vì chúng hoạt động trên biển, vì những ý đồ khác nhau, sự bố trí lực lượng đổ bộ sẽ luôn dễ dàng đảo ngược, các lực lượng đổ bộ mở rộng đáng kể danh mục các phương án ứng phó sẵn có. Trong số các nguồn lực quốc gia khác, chúng có vị trí đặc biệt tốt để thể hiện cam kết và quyết tâm của Hoa Kỳ với bạn bè và đồng minh cũng như đối thủ.
Thông thường, 2-3 nhóm ARG được triển khai về phía trước: một ở khu vực Biển Địa Trung Hải/Vịnh Ba Tư – Ấn Độ Dương và một hoặc hai ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Các tàu khác của ARG đang làm việc để triển khai, vận chuyển hoặc đại tu. Một ARG/MEU, được gọi là Lực lượng Đặc nhiệm 76/Nhóm tấn công viễn chinh 7, có trụ sở tại Sasebo và Okinawa, Nhật Bản.
Trong hầu hết các trường hợp, ATF sẽ được triển khai dưới sự bảo vệ của Nhóm tàu tác chiến sân bay CSG (Carrier Strike Group), cung cấp sự che chở cho ATF và hỗ trợ chiến đấu cho các hoạt động trên bờ. Các tàu của ATF có khả năng tham gia và hỗ trợ các lực lượng khác khi nhiệm vụ yêu cầu, bao gồm Quân đội Hoa Kỳ, Lực lượng Tác chiến Đặc biệt SOF (Special Operations Forces), hoặc các lực lượng liên hợp khác./.