TRÍ HUỆ

Trí Huệ là gì? Hiểu sao cho đúng về Bát Nhã, Tri Thức, Trí Huệ

Trí Huệ là gì?
Thông thường người ta thường nhầm lẫn giữa trí thứctrí huệ.
Trí thức là cái biết đến từ bên ngoài nhờ thâu thập kiến thức, còn trí huệ là cái biết xuất phát từ bên trong nhờ sự tu tập, thực hành được những điều mình biết và nó có công năng giải thoát. 
Thí dụ ta biết đời là khổ, vô thường, vô ngã, nhưng ta vẫn bám víu vào cuộc đời, bám víu vào của cải vật chất, danh vọng và khổ đau vì chúng, như vậy cái biết này tuy có mùi đạo nhưng vẫn còn thuộc về trí thức chứ chưa phải là trí huệ.  Chỉ khi nào cái biết (về đạo lý) khiến ta thực sự xả bỏ mọi bám víu, ham muốn, ưa ghét, giận hờn thì đó mới là trí huệ.

Hiểu sao cho đúng về
Bát Nhã, Tri Thức, Trí Huệ
Bên cạnh Trí Huệ, một số những khái niệm nổi bật thường được nhắc đến trong Phật Giáo còn có Bát Nhã, Tri Thức. Nếu không hiểu về căn nguyên cơ bản, con người rất dễ nhầm lẫn giữa 3 trạng thái này. Vậy hiểu về Bát Nhã, Tri Thức và Trí Huệ sao cho đúng?

Bát Nhã là gì?
Bát Nhã được hiểu với một tầng nghĩa bao quát rộng lớn đó là “trí tuệ Phật”. Bát Nhã hay nói cách khác chính là để chỉ sự uyên thâm bác học, sâu rộng triết lý trong tâm. Khi nói đến Bát Nhã là nói đến trí tuệ Phật.

Tri Thức là gì?
Tri Thức được hiểu đơn giản là những gì tích lũy được từ sách vở, qua đào tạo trường lớp. Muốn có được Tri Thức chuẩn mực thì cần phải có đầy đủ thời gian và điều kiện học tập thì có thể tích lũy được. Tri Thức cũng có thể hiểu là kiến thức, trình độ trải dài từ tiểu học, trung học, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ…
Trí Tuệ hoàn toàn là một phạm trù độc lập với Tri Thức. Người có Tri Thức chưa hẳn đã có trí tuệ và ngược lại. Tuy nhiên 2 khái niệm này có thể bổ sung cho nhau. Người có Trí Tuệ sẽ biết cách vận dụng tri thức vào cuộc sống, chuyển hóa bản thân để phục vụ chính nhu cầu của mình và cộng đồng. Trí tuệ là điều cơ bản nhất để tạo ra một con người hoàn thiện, trí tuệ gồm 3 thuộc tính đó là: sáng tạo, vận động và chủ quan.
Trong khi đó, tính sáng tạo không nằm trong Tri Thức, mà chủ yếu là tính Logic. Tuy nhiên vẫn có nhiều người thường nhầm lẫn giữa Tri Thức và Trí Tuệ.
Nói chung lại, tri thức là học thức, bằng cấp hiện hữu mà con người có. Người có tri thức được xem là thông minh vì có vốn hiểu biết sâu rộng.

Trí Huệ
Trí Huệ là gì? Nếu như Bát Nhã là trí tuệ Phật, tri thức là sự hiểu biết những vấn đề trong cuộc sống, xã hội. Trí Huệ lại chính là sự thể hiện những phần tốt đẹp bên trong con người mình thông qua quá trình tu dưỡng, rèn luyện. Trí huệ xuất hiện khi con người đã thấu hiểu mọi đạo lý, thực sự biết cái gì nên nắm giữ, điều gì nên buông bỏ, tránh xa ham muốn, loại bỏ tính đố kỵ ganh ghét, giận hờn, tham sân si. Sống vô tư, vô lo và sống không chỉ vì lợi ích của bản thân mình./.

Bài viết được đề xuất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *