TÀU NGẦM ĐẶT MÌN Krab (1912)

Tổng quan:
– Nhà máy đóng tàu: Xưởng hải quân ở Nikolayev, Biển Đen
– Nhà vận hành: Hải quân Đế quốc Nga
– Hạ thủy: 9/1912 (một số báo cáo cho biết năm 1913)
– Biên chế: 1915
– Lịch sử phục vụ: 1915-1917
– Số phận: Bị đánh chìm tháng 4/1919, nâng cấp năm 1935 và bị tháo dỡ
– Lượng giãn nước: 512 tấn (khi nổi); 740 tấn (khi lặn)
– Chiều dài: 52,8 m
– Độ rộng: 4,3 m
– Mớn nước: 3,9 m
– Động lực đẩy:
+ 4 động cơ xăng 1.200 mã lực
+ 2 động cơ điện 400 mã lực
– Tốc độ:
+ 11,8 hl/g (21,9 km/h) khi nổi
+ 7 hl/g (13 km/h) khi lặn
– Phạm vi hoạt động: 1.700 hl (3.100 km)
– Quân số: 50 người
– Vũ khí:
+ 2 ống phóng ngư lôi 457 mm (mũi tàu) và 2 ống thả mìn
+ 1 x 75 mm
+ 2 × súng máy
+ 60 quả mìn (thủy lôi).

Krab (tiếng Nga – Краб) là một loại tàu ngầm được chế tạo cho Hải quân Đế quốc Nga. Nó được thiết kế bởi Mikhail Petrovich Nalyotov với tư cách là tàu ngầm đặt mìn đầu tiên trên thế giới, mặc dù do việc chế tạo bị đình trệ nên các tàu ngầm UC của Đức đã đi vào hoạt động sớm hơn. Các quả mìn được xếp thành hai hành lang nằm ngang thoát ra phía đuôi tàu. Độ sâu lặn là 45 m. Con tàu này được đóng tại Xưởng hải quân ở Nikolayev bên Biển Đen (nay là Mykolaiv, Ukraine). Nó được đặt hàng vào năm 1908, hạ thủy vào tháng 9/1912 (hoặc đầu năm 1913, các nguồn khác nhau) và đi vào hoạt động năm 1915.

Tàu ngầm này đã chiến đấu trong Thế chiến I trong Hạm đội Biển Đen. Nó đã rải một số bãi mìn dẫn đến việc đánh chìm pháo hạm Isa Reis của Thổ Nhĩ Kỳ và tàu phóng lôi Shumni của Bulgari cũng như một số tàu buôn. Sau Cách mạng Nga năm 1917, con tàu đã bị quân Đức bắt giữ và chuyển giao cho lực lượng can thiệp của Anh, lực lượng này đã đánh đắm con thuyền gần Sevastopol để ngăn chặn những người Bolshevik bắt giữ. Xác tàu được trục vớt vào năm 1935 và bị loại bỏ./.

Bài viết được đề xuất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *