ĐÁ CHỮ THẬP

Tổng quan:
– Tọa độ:
+ 09°32’23.82” B; 112°52’50.26” Đ (nhà cũ)
+ 09°33’10.74” B; 112°53’25.03” Đ (đài chỉ huy không lưu)
+ 09°33’05.26” B; 112°53’12.95” Đ (giữa đường băng)
+ 09°33’26.66” B; 112°53’45.20” Đ (cầu cảng)
– Diện tích: Khoảng 280,3 ha (5/2015).
– Kích thước: Dài khoảng 3.700 m, rộng nhất 1.100 m, hẹp nhất 60 m.
+ 1 hồ nhân tạo ở phía Đông Bắc bãi (dài 730-1.000 m theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, rộng khoảng 650 m, diện tích khoảng 52 ha).
+ 1 luồng hướng Đông Bắc vào lòng hồ (dài khoảng 700 m, rộng 270-300 m).
– Công trình trên bãi:
+ 1 cụm/ 7 nhà lớn ở khu vực trung tâm bãi (kích thước 40-50 m, cao 5-6 tầng, diện tích mỗi tầng 2.000-4.000 m2). Khoảng 30 công trình nhà trung bình, nhỏ khác.
+ 1 đường băng sân bay hướng Đông Bắc – Tây Nam, dài 3.000 m, rộng 50 m. Thời gian qua các loại máy bay vận tải dân dụng, quân sự, du lịch loại nhỏ đã cất hạ cánh xuống đảo.
+ 3 đài chỉ huy không lưu, 1 tháp radar không lưu.
+ 4 nhà chứa máy bay ở đầu phía Nam đường băng (đang xây dựng gần 20 nhà chứa khác dọc đường băng).
+ 1 hải đăng cao khoảng 55 m.
+ 1 tháp điều độ cảng cao khoảng 30 m.
+ 1 tháp viễn thông (thu phát sóng 4G) cao khoảng 50 m.
+ 1 cụm/ 3 tháp trụ bát giác ở Đông Bắc lòng hồ, cao khoảng 20 m (đang hoàn thiện khả năng lắp đặt radar).
+ 1 tháp radar đối không ở gần nhà cũ.
+ Cụm công trình ngầm khoảng 46.760 m2 (dài khoảng 570 m, rộng khoảng 54 m, độ sâu có thể đạt 7-9 m) ở phía Nam lòng hồ.
+ 1 sân vận động (60×120 m) ở trung tâm đảo.
+ 2 đoạn cầu cảng nối tiếp dài khoảng 1.500 m.
+ 3 nhà cảng vụ.
+ 1 bệnh viện tiêu chuẩn cấp 2 Trung Quốc.
+ 1 trạm quan trắc hải dương, trạm lọc nước biển đang xây dựng.
+ 2 đèn luồng ở cửa luồng vào phía Đông Bắc.

Đá Chữ Thập nguyên là một rạn san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm ở vị trí cách biệt với các thực thể khác của quần đảo, nằm về phía Tây Nam của bãi san hô Tizard (Tizard Bank) thuộc cụm Nam Yết và về phía Đông Bắc cụm Trường Sa.

Sau Hải chiến Trường Sa 1988, Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép và kiểm soát đá này của Việt Nam.

Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố có chủ quyền.

Đá Chữ Thập (tiếng Anh – Fiery Cross Reef(*) hoặc North West Investigator Reef; tiếng Trung – Yǒngshǔ jiāo; Hán-Việt – Vĩnh Thử Tiêu), có chiều dài tính theo trục Đông Bắc-Tây Nam là 14 hải lý (25,93 km) và chiều rộng là 4 hải lý (7,4 km); tổng diện tích đạt 110 km². Trừ một tảng đá cao 1 m nổi lên ở phần đuôi phía Tây Nam thì nhìn chung đá này chìm dưới nước khi thủy triều lên.

Ngày 31/01/1988, Hải quân Việt Nam cử 2 tàu chở vật liệu từ đá Tây đến xây dựng công trình tại đá Chữ Thập nhưng bị hải quân Trung Quốc chặn lại. Từ cuối tháng 2, Trung Quốc bắt đầu xây dựng căn cứ tại đây và hoàn tất việc tạo lập căn cứ vào tháng 7 cùng năm, bất chấp sự phản đối ngay lập tức từ phía Việt Nam.

Trung Quốc đã xây dựng một toà nhà bê-tông dài hơn 60 m trên đá Chữ Thập. Trên ngôi nhà có 10 ăng-ten liên lạc qua vệ tinh, 1 ăng-ten radar thu phát sóng cao tần Yagi của hải quân cùng 2 vòm che radar. Ngày 26/5/2010, Trung Quốc phủ sóng mạng điện thoại trên đá này.

Từ năm 2014, Trung Quốc bắt đầu cải tạo mở rộng đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa, có diện tích 2,74 km² (tính đến tháng 7/2015) với tổng kinh phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỉ USD). Có khoảng 200 lính Trung Quốc trên đảo vào cuối năm 2014 và tăng lên đáng kể vào năm 2015.

Đây được coi là “căn cứ tiên tiến nhất của Trung Quốc” ở các khu vực tranh chấp trên Biển Đông, với 12 hầm trú ẩn cứng có mái che có thể thu vào cho các bệ phóng tên lửa di động đã được hoàn thành. Nó có đủ nhà chứa máy bay để chứa 24 máy bay chiến đấu và 4 máy bay lớn hơn.

Trung Quốc xây dựng trên đá Chữ Thập 9 cầu tàu, 2 bãi đáp trực thăng. Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng dài 3.125 m và rộng 60 m, là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược (như Xian H-6N) tại Trường Sa, cho phép quân đội Trung Quốc bao quát không phận rộng lớn từ Tây Thái Bình Dương gồm cả Guam (nơi có các căn cứ của Mỹ) đến Ấn Độ Dương.

Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry Harris, cho biết hiện các vỉa đá ngầm mà Trung Quốc chiếm giữ và xây dựng ở Biển Đông nhìn giống hệt các căn cứ cho máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tàu và hoạt động do thám.

Đài CNBC của Mỹ ngày 2/5/2018 dẫn các nguồn tin tình báo cho biết các tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và tên lửa đất đối không HQ-9B đã được Trung Quốc lắp đặt trên 3 thực thể Đá Chữ Thập, Xu Bi, Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa.

(*) Được đặt theo tên của tàu kéo của Anh, Fiery Cross, bị đắm trên đá ngầm vào ngày 4/3/1860.

Đá Chữ Thập trước 2014

Quy hoạch tham vọng của Trung Quốc đối với Đá Chữ Thập
Trung Quốc đã huy động một lực lượng lớn phương tiện bồi đắp

Có nguồn tin cho rằng Trung Quốc tìm được nguồn nước ngọt trên đảo đá

Tham vọng xây dựng bộ 3 chiến lược tại quần đảo Trường Sa ngày càng lộ rõ (cùng với đá Vành Khăn và đá Su Bi)

Cận cảnh các công trình trên Đá (nay đã thành đảo) Chữ Thập

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *