ĐÁ GẠC MA

 (Tọa độ Google Map)

Đá Gạc Ma (tiếng Anh: Johnson Reef hoặc Johnson South Reef) là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa.

Đá Gạc Ma của Việt Nam, hiện Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố có chủ quyền.

Đây là nơi diễn ra Hải chiến Trường Sa 14/3/1988 với phần thắng thuộc về Trung Quốc và kể từ đó đến nay, Trung Quốc đã giữ quyền kiểm soát thực thể địa lý này. Vào tháng 3 hàng năm, người dân Việt Nam vẫn thường tổ chức lễ tưởng niệm 64 chiến sĩ đã tử trận tại đây năm 1988.

Đá Gạc Ma là một rạn san hô nằm cách đá Cô Lin hơn 3 km về phía Đông Nam, đánh dấu đầu mút phía Tây Nam của cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa. Tên tiếng Anh trên hải đồ quốc tế là Johnson Reef, nhưng cũng có tài liệu gọi là Johnson South Reef để đối lại với đá Cô Lin là Johnson North Reef. Bản chất đây là một rạn đá ngầm màu nâu được bao quanh bởi vành đai san hô trắng. Đa phần bãi đá này ngập chìm dưới nước, chỉ có vài hòn đá nổi lên. Trung Quốc đã bồi đắp và xây dựng thành một đảo nhân tạo quy mô lớn tại đây.

Thời gian đầu căn cứ của Trung Quốc chỉ là vài kết cấu hình bát giác nằm trên cọc gỗ. Đến năm 1989 thì đã có nhà xi măng hai tầng. Theo nguồn tin của Philippines thì từ tháng 5/2014, Trung Quốc đã tiến hành đào đắp đất cát để xây đường băng tại đây. Đến tháng 7/2014, ảnh vệ tinh cho thấy đã có công trình, đường sá, bến tàu, các cây dừa trên đảo cát nhân tạo./.

Bài viết được đề xuất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *