ĐÁ TIÊN NỮ

Tọa độ: 8°51′00″B, 114°38′20″Đ (Tọa độ Google Map)

Đá Tiên Nữ là xa nhất về phía Đông trong số các thực thể địa lý do Việt Nam kiểm soát tại quần đảo Trường Sa. Đá Tiên Nữ cách cụm Sinh Tồn 100 km về phía Nam, cách đảo Trường Sa 162 hải lý (300 km) về phía Đông, cách thực thể gần nhất mà Việt Nam quản lý là đá Núi Le 27 hải lý (50 km) về phía ĐĐB.

Bản đồ hành chính đều thể hiện danh từ riêng là Tiên Nữ còn danh từ chung để mô tả thực thể là đá. Về bản chất địa lý, đá Tiên Nữ không phải là một đảo mà là rạn san hô.

Rạn san hô đá Tiên Nữ có dạng hình tam giác với chiều dài ba cạnh khoảng 3,3 km, 5,7 km và 6,7 km. Khi thủy triều xuống còn 0,1 m thì toàn bộ vành ngoài mép san hô đều nổi cao lên khỏi mặt biển. Tổng diện tích của rạn san hô vòng này là khoảng 10 km².

Hải quân Việt Nam đã đóng quân tại nhà lâu bền ở phía Tây của đá Tiên Nữ, đặt tên là Đảo Tiên Nữ. Nối với nhà lâu này là một nhà văn hóa đa năng được hoàn thành vào năm 2017./.

Hải đăng Tiên Nữ nằm ở phía đông của đá Tiên Nữ, có tọa độ địa lý là 8°52′16,1″B, 114°40′50,8″Đ
– Năm khởi xây: 2000
– Vật liệu xây thân: bê-tông
– Màu/dấu hiệu: màu vàng chanh
– Chiều cao công trình (tính đến đế): 22,1 m
– Nguồn sáng: Đèn chính MSCII-RB220; Đèn phụ: HD 300
– Tầm chiếu sáng: 14 hải lý (ban ngày), 15 hải lý (ban đêm)
– Đặc tính ánh sáng: Fl(2+1) W 10s
– Số Admiralty: F2825.05

Điểm cực Đông của đá Tiên Nữ có tọa độ địa lý là 8°52′31″B, 114°41′1″Đ.

Cuối năm 1987 đầu năm 1988, Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam chủ trương đưa quân ra đóng giữ các đá Tiên Nữ, Đá Lớn, Đá Tây và Chữ Thập nhưng phía Trung Quốc đã đi trước một bước chiếm đá Chữ Thập vào ngày 26/1/1988.

Ngày 25/1/1988, tàu HQ-613 của Vùng 4 Hải quân Việt Nam đưa Lữ đoàn 146 và Trung đoàn Công binh 83 đến đảo Tiên Nữ dựng nhà cao chân và tổ chức bảo vệ đảo. Đến đầu tháng 02/1988, lực lượng trên đảo hoàn thành nhà ở cấp 3 và tiếp tục đóng giữ tại đảo./.

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *