TÀU PHÁO LỚP Thượng Hải, TYPE 062

Việt Nam gọi là tàu “1 lít”, loại tàu được coi là “không có gì để hỏng”, đến nay vẫn bền bỉ vận hành sau hơn nửa thế kỷ.

Tổng quan (Thượng Hải I & II):
Tàu pháo: lớp Thượng Hải I & II (Shanghai I & II class)
– Nhà khai thác: Trung Quốc
– Lớp trước: lớp Sán Đầu (Shantou) và Hoàng Phố (Huangpu)
– Lớp sau: Type 062I (Thượng Hải III)
– Phục vụ: 1950-1990
– Đã hoàn thành: 30 (tất cả đã loại biên)
– Lượng giãn nước:
+ Thượng Hải I: 125 tấn (đầy tải)
+ Thượng Hải II: 135 tấn (đầy tải)
– Chiều dài:
+ Thượng Hải I: 36 m
+ Thượng Hải II: 38,78 m
– Độ rộng:
+ Thượng Hải I: 5,5 m
+ Thượng Hải II: 5,41 m
– Mớn nước:
+ Thượng Hải I: 1,6 m
+ Thượng Hải II: 1,55 m
– Động lực đẩy:
+ 2 × M50F-4, động cơ diesel của Liên Xô, 1.200 mã lực (895 kW)
+ 2 × 12D6, động cơ diesel 910 mã lực (679 kW)
+ 4 × trục
– Tốc độ: 28,5 hl/g (52,8 km/h)
– Tầm hoạt động: 750 hl (1.390 km) ở tốc độ 16,5 hl/g (30,6 km/h)
– Kíp tàu: 36 người
– Khí tài: 1 x radar điều hướng hoặc tìm kiếm bề mặt
– Vũ khí:
Thượng Hải I:
+ 1 × 57 mm Type 66 (nòng kép)
+ 4 × 25 mm Type 61 (2 × 2)
+ 8 × lượng nổ ngầm
Thượng Hải II:
+ 4 × 37 mm Type 61 (pháo Trung Quốc) (2 × 2)
+ 4 × 25 mm Type 61 (pháo Trung Quốc) (2 × 2)
+ 1 × 81 mm (pháo không giật Trung Quốc)
+ 8 × lượng nổ ngầm

Type 062 là một lớp tàu pháo của Hải quân Trung Quốc (PLAN) được phát triển và đóng lần đầu tiên vào những năm 1950. Lớp tàu đơn giản này được trang bị tương đối tốt về kích thước và là tàu hải quân Trung Quốc được chế tạo và xuất khẩu rộng rãi nhất về số lượng. Tổng cộng 30 chiếc đã được đóng, những con tàu ban đầu được gọi là lớp Thượng Hải I và những chiếc về sau được cải tiến một chút được gọi là lớp Thượng Hải II. Lớp Thượng Hải I nhỏ hơn một chút so với lớp kế nhiệm, lớp Thượng Hải II, có lượng giãn nước 125 tấn thay vì 135 tấn, và có 2 bệ pháo Type 66 57 mm của Trung Quốc ở phía mũi. Tất cả các thông số kỹ thuật khác đều giống với lớp Thượng Hải II, thay thế khẩu 57 mm bằng khẩu nòng đôi 37 mm. Một số tàu vẫn hoạt động tốt vào đầu những năm 1990 trong PLAN và lâu hơn trong trường hợp của Hải quân Triều Tiên, Hải quân Việt Nam, Hải quân Sri Lanka.

Type 062 ban đầu:

Tàu pháo Type 062 là kết quả của một số thiết kế cạnh tranh/phát triển, tất cả đều nhằm đáp ứng yêu cầu của Hải quân Trung Quốc (PLAN) về một tàu pháo 100 tấn mới, trong đó đầu tiên là tàu pháo Type 0108 được dựa trên lớp Hai Jing (cá voi biển), một chiếc E-boat trước đây là ex-ROCS No 101.
Tổng quan:
– Lượng giãn nước: 110 tấn
– Chiều dài: 33,5 m
– Động lực đẩy: 4 x M50F-3 diesel của Liên Xô cũ, 4800 mã lực, 4 trục
– Vũ khí: 1 x 37 mm nòng kép, 1 x 25 mm nòng kép
– Tốc độ: 30,4 hl/g.

“81”

Một loại được gọi là “Tàu pháo 81”, được bắt đầu xây dựng vào tháng 11/1958 tại Nhà máy đóng tàu Hải quân 301 (Nhà máy số 4808 hiện nay), và hoàn thành vào cuối năm 1959, nhưng không thành công, chỉ có 1 chiếc được đóng và đã loại biên. Một thiết kế tiếp theo là tàu pháo Type 0110, được chế tạo bởi Nhà máy đóng tàu Hoàng Phố (201), với tổng số 3 chiếc được hoàn thành vào năm 1960.
Tổng quan:
– Lượng giãn nước: 120 tấn
– Chiều dài: 35,53 m
– Rộng: 5,48 m
– Mớn nước: 1,6 m
– Động lực đẩy: 4 x M50F-3, diesel của Liên Xô cũ, 4800 mã lực, 4 trục
– Vũ khí: 1 x 37 mm nòng kép, 1 x 14,5 mm ZPU-2 nòng kép
– Tốc độ: 28,5 hl/g
– Tầm hoạt động: 650 hl

“0111”

Dựa trên kinh nghiệm thu được từ Type 105, 0108 và 0110, PLAN đã đưa ra một yêu cầu mới được giao cho Nhà máy đóng tàu Đại Liên, với chiếc đầu tiên được hoàn thành vào năm 1961, được chỉ định là Type 0111.
Tổng quan:
– Lượng giãn nước: 115 tấn
– Chiều dài: 38,78 m
– Động lực đẩy: 4 x diesel M50F-3 của Liên Xô cũ, 4800 mã lực, 4 trục
– Vũ khí: 1 x 57 mm ZIF-31 nòng kép, 1 x 25 mm nòng kép
– Tốc độ: 30,2 hl/g
Sau khi hoàn thành đánh giá vào tháng 10/1962, HQTQ quyết định cải tiến thiết kế dựa trên Type 0111 và sau đó sản xuất hàng loạt thiết kế cải tiến. Công việc thiết kế lại được giao cho Viện số 708, và vào tháng 7/1963, việc thiết kế lại cải tiến Type 0111 Jia chính thức được chỉ định là Type 062.

Vào cuối những năm 1950, HQTQ nhận thấy họ cần một tàu pháo mạnh hơn, vì các tàu pháo lớp Sán Đầu và Hoàng Phố trọng tải 50-80 tấn quá nhỏ và thiếu cả hỏa lực lẫn sức bền. Một số nguyên mẫu được chế tạo bởi các nhà máy đóng tàu khác nhau. Đó là Type 0105 từ Luda (3), Type 0108 từ Thanh Đảo (1), Type 0109 từ Thượng Hải (10) và Type 0110 từ Quảng Châu (3). Lượng giãn nước của nguyên mẫu thay đổi 100-150 tấn, tốc độ dao động 28-30 hl/g (52-56 km/h), với các cách bố trí vũ khí khác nhau bao gồm 57IIx1, 37IIx1, 14.5IIx2 hoặc 37IIx2, 14.5IIx2. Năm 1960, một sự kết hợp của tất cả các nguyên mẫu, Type 0111 được đặt đóng tại nhà máy đóng tàu Đại Liên, Luda. Các biến thể sản xuất đầy đủ được gọi là lớp Type 062.

Động cơ diesel L-12V-180 được sử dụng trên Type 062 dễ bị quá nhiệt, tốn nhiên liệu và tuổi thọ hoạt động kém. Vì vậy, động cơ diesel L-12D-6 nhỏ hơn đã được thay thế. Động cơ mới tiết kiệm nhiên liệu hơn và có tuổi thọ cao hơn, nhưng chỉ có công suất 910 mã lực (680 kW), dẫn đến tốc độ tối đa chỉ 28,5 hl/g (52,8 km/h). Tốc độ thấp gây thất vọng cho PLAN và là một trong những lý do khiến việc xây dựng kết thúc ở 30 chiếc.

Đã xuất khẩu đến: Albania, Bangladesh, Congo, Ai Cập, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Sierra Leone, Sri Lanka, Tunisia, Đông Timor.

Năm 1965, Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam 4 tàu Type 062 – T-199, T-201, T-202, T-203, ban đầu biên chế trong Tiểu đoàn 100, Trung đoàn 171, nay là Hải đội 7, Lữ đoàn 170, Vùng 1. Việt Nam gọi là tàu pháo lớp K-62, người trong lực lượng hay gọi đùa là tàu “1 lít”, ý nói đến lượng giãn nước khoảng 100 tấn. Đến nay cả 4 tàu vẫn còn phục vụ trong biên chế.

Tàu quét mìn lớp Fushun được phát triển từ tàu pháo Thượng Hải II. Phiên bản tàu quét mìn này được giảm bớt vũ khí trang bị, với thiết bị quét mìn thay thế một số vũ khí. Tất cả các đặc điểm khác của lớp này đều giống với lớp Thượng Hải II, và tất cả 20 chiếc đã được chuyển đến lực lượng dự bị, trực thuộc lực lượng dân quân hải quân với mục đích huấn luyện. Tính đến năm 2015, tất cả chúng đều đã được loại biên.
Tàu pháo Type 062I:
– Tên khác: Thượng Hải III
– Nhà khai thác: Hải quân Trung Quốc
– Lớp trước: Type 062 (lớp Thượng Hải I & II)
– Lớp sau: tàu tên lửa Type 022
– Biên chế: 1988 đến nay (chỉ trong HQTQ)
(Tổng số không xác định, đã xuất khẩu rộng rãi)
– Đang hoạt động: 17
– Lượng giãn nước: 170 tấn
– Chiều dài: 41 m
– Độ rộng: 5,3 m
– Mớn nước: 1,8 m
– Động lực đẩy:
+ 2 × L-12V-180A, diesel của Trung Quốc, 4.400 mã lực (3.281 kW)
+ 4 × trục
– Tốc độ: 25 hl/g (46 km/h)
– Tầm hoạt động: 750 hl (1.210 km) ở tốc độ 17 hl/g (31 km/h)
– Kíp tàu: 43 người
– Khí tài: 1 × Pot Head (radar tìm kiếm bề mặt)
– Vũ khí:
+ 4 × 37 mm Type 76A của Trung Quốc (2 × 2)
+ 4 × 23 mm súng máy hạng nặng của Trung Quốc hoặc Liên Xô (2 × 2)

Tàu pháo lớp Type 062I (tên NATO – lớp Thượng Hải III), là sự kế thừa của các tàu pháo lớp I & II Type 062. Tàu pháo Thượng Hải III được trang bị vũ khí mạnh mẽ hơn so với phiên bản tiền nhiệm, với pháo 23 mm thay thế cho súng máy hạng nặng 14,5 mm và về cơ bản cũng lớn hơn đáng kể với trọng lượng 170 tấn. Nhiều tàu pháo lớp Thượng Hải III đã được đưa vào biên chế trong hải quân nước ngoài so với hải quân Trung Quốc chủ yếu được sử dụng để huấn luyện thủy thủ đoàn nước ngoài và không phải tất cả các tàu xuất khẩu đều có cấu hình giống nhau do các yêu cầu của khách hàng khác nhau. Chúng chủ yếu được sử dụng để tuần tra ven biển và nội địa.

Tàu săn ngầm lớp Haizhui

Tàu săn ngầm lớp Haizhui dựa trên tàu pháo Type 062I và được đưa vào trang bị vào đầu những năm 1960. Đây là một biện pháp cơ bản như một bước tiếp theo đối với tàu săn ngầm lớp Kronshtadt trước khi tàu săn ngầm Type 037 xuất hiện vào giữa những năm 1960. Mặc dù Type 062I có nguồn gốc là một tàu pháo, nhưng phiên bản săn tàu ngầm lại thành công hơn trong việc phục vụ Hải quân Trung Quốc, thực sự phục vụ hoạt động chứ không phải là một tàu huấn luyện cho thủy thủ đoàn nước ngoài. Tuy nhiên, phiên bản tàu pháo thành công hơn ở thị trường xuất khẩu, gồm: Đông Timor; Sri Lanka./.

Bài viết được đề xuất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *