Tổng quan:
– Nhà khai thác: Hải quân Trung Quốc (PLAN)
– Kiểu loại: tàu (xuồng) đổ bộ đệm khí LCAC (Landing Craft Air-Cushion)
– Phục vụ trong biên chế: từ 1994
– Lượng giãn nước: 63,5 tấn
– Chiều dài: 12,4 m
– Độ rộng: 4,7 m
– Động lực đẩy: 380 kW
– Tốc độ: 40 hl/g
– Tầm hoạt động: 100 hl
– Biên chế: 10 quân + thủy thủ đoàn
– Số hiệu: 3311, 3112 + 29
LCAC Type 724 là tàu (xuồng) đổ bộ đệm khí nội địa đầu tiên được sử dụng trong Hải quân Trung Quốc (PLAN). Nó có nguồn gốc từ đầu những năm 1960, khi Học viện số 7 được giao nhiệm vụ chủ trì công việc phát triển phương tiện đệm khí cho kế hoạch 10 năm (1963-1972). Hai dự án được phát triển từ công trình nghiên cứu này, và LCAC Type 724 là hậu duệ trực tiếp của hai dự án.
LCAC Songling
Một trong hai tiền thân trực tiếp của LCAC Type 724 là LCAC Songling do Nhà máy Máy móc Songling ở Thẩm Dương chế tạo. Từ năm 1963 đến 1967, tổng cộng 3 chiếc đã được chế tạo, lần lượt là Songling 1, 2 và 3. Được đặt theo tên của nhà máy nơi chúng được xây dựng, những chiếc LCAC này được cung cấp năng lượng từ động cơ piston máy bay với cánh quạt. Mặc dù trong quân đội Trung Quốc, chúng chủ yếu đóng vai trò là đơn vị thử nghiệm để kiểm tra tính khả thi của việc triển khai các phương tiện đổ bộ đệm khí, thay vì được sử dụng hoạt động như một phần của lực lượng đổ bộ.
LCAC Type 711
Cùng lúc LCAC Songling được chế tạo, Viện nghiên cứu số 708 ở Thượng Hải cũng phát triển song song một LCAC khác. Type 711 cũng bao gồm 3 chiếc, được đánh số lần lượt là 711-1, 711-2 và 711-3. Type 711 sử dụng điều khiển tập trung chỉ yêu cầu 1 người vận hành duy nhất và nó cũng sử dụng chân vịt biến bước. Cũng như LCAC Songling, LCAC Type 711 cũng chủ yếu đóng vai trò là tàu thử nghiệm trong hải quân Trung Quốc.
LCAC Type 724
Sự thành công tương đối của LCAC Songling và Type 711 đã khuyến khích sự phát triển hơn nữa và người ta đã quyết định sử dụng kinh nghiệm thu được trên cả hai loại trên để phát triển LCAC mới được chỉ định là Type 724. Tuy nhiên, do bất ổn chính trị ở Trung Quốc, cụ thể là Cách mạng Văn hóa, chương trình đã bị trì hoãn hơn một thập kỷ. Yêu cầu về Type 724 một lần nữa được đề xuất sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, nhưng trong thời kỳ cải cách kinh tế Trung Quốc, các dự án quân sự đã bị xếp vào loại thứ yếu, và chương trình một lần nữa bị trì hoãn thêm một thập kỷ. Tuy nhiên, sự chậm trễ cũng có nghĩa là các công nghệ tiên tiến hơn xuất hiện trong hai thập kỷ đó có thể được áp dụng để hoàn thiện các thiết kế ban đầu của LCAC Type 711 và Songling nhằm tạo ra kết quả tốt hơn cho LCAC Type 724 được đề xuất. LCAC Type 724 cuối cùng đã được đưa vào hoạt động vào giữa những năm 1990 và hơn 20 chiếc đã được chế tạo.
Được thiết kế bởi Viện 708 có trụ sở tại Thượng Hải để chở lính thủy đánh bộ từ tàu chiến đổ bộ vào bờ, LCAC Type 724 được trang bị hai động cơ diesel BF12L913C có công suất 380 mã lực, cung cấp sức mạnh để điều khiển máy thổi đệm khí và động lực khí đẩy. Các cánh quạt nằm trong các vòng che ở phía sau tàu giúp tàu có tốc độ tối đa 40 hl/g. Type 724 không có vũ khí và có thân tàu hình vuông với 3 khoang: khoang lính ở phía trước, khoang lái ở giữa và khoang điện ở phía sau.
Khoảng 20 đến 30 chiếc Type 724 đã được PLAN triển khai kể từ năm 1994. LCAC Type 724 được chở trong khoang của các tàu đổ bộ Type 072. LCAC Type 724 có thể chở tối đa 10 binh sĩ. Tàu đổ bộ đệm khí cho phép PLAN linh hoạt hơn trong các hoạt động đổ bộ thông qua việc tiếp cận các bãi biển cát mềm, đầm lầy và các bề mặt lỏng ướt, nơi tàu đổ bộ thông thường khó tiếp cận. Tàu đổ bộ đệm khí cũng cung cấp tốc độ và độ linh hoạt cao hơn so với tàu đổ bộ truyền thống./.
Oh my goodness! Amazing article dude! Thanks, However I am going through difficulties with your RSS. I don’t know the reason why I am unable to subscribe to it. Is there anybody getting the same RSS issues? Anyone that knows the solution can you kindly respond? Thanks!!
I think there is no any problem with RSS. You should check again.