TÊN LỬA ĐẠN ĐẠO TẦM TRUNG DF-26

Tổng quan:
– Kiểu loại: IRBM (Intermediate-range ballistic missile, tên lửa đạn đạo tầm trung), ASBM (Anti-ship ballistic missile, tên lửa đạn đạo chống hạm)
– Xuất xứ: Trung Quốc
– Trong biên chế: từ 2016
– Nhà sử dụng: Lực lượng Tên lửa Trung Quốc
– Nhà sản xuất: China Aerospace Science and Technology Corporation (Tổng công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc)
– Vũ khí nhiệt hạch có đầu đạn 1.200-1.800 kg và thông thường
– Động cơ tên lửa: nhiên liệu rắn
– Phạm vi chiến đấu: 5.000 km
– Độ chính xác (CEP): 100 m (CEP – bán kính sai số hình tròn)
– Nền tảng phóng: xe TEL di động
– Các biến thể: DF-26; DF-26B.

DF-26 (Dong Feng-26, Gió Đông-26) là một tên lửa đạn đạo tầm trung do Lực lượng Tên lửa Trung Quốc PLARF (People’s Liberation Army Rocket Force) triển khai và sản xuất bởi Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc CASC (China Aerospace Science and Technology Corporation).

Các nguồn tin Trung Quốc khẳng định DF-26 có tầm bắn trên 5.000 km và có thể tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân hoặc thông thường chính xác nhằm vào các mục tiêu trên bộ và hải quân. Đây là tên lửa đạn đạo được trang bị thông thường đầu tiên của Trung Quốc được tuyên bố có khả năng vươn tới đảo Guam và các cơ sở quân sự của Mỹ đặt tại đó; điều này khiến tên lửa được gọi là “Guam Express” hoặc “Guam Killer”.

Khả năng một quả đạn DF-26 có thể có đầu đạn hạt nhân khiến đối thủ có khả năng nhắm mục tiêu vào các tên lửa này trong một cuộc tấn công phủ đầu.

Tên lửa chính thức được tiết lộ tại cuộc duyệt binh năm 2015 của Trung Quốc kỷ niệm kết thúc Thế chiến II. Vào tháng 4/2018, chính thức xác nhận rằng DF-26 đang được biên chế cho Lực lượng Tên lửa Trung Quốc. Hoa Kỳ cho rằng tên lửa này được đưa vào thực địa lần đầu tiên vào năm 2016, với 16 bệ phóng hoạt động vào năm 2017.

Vào ngày 26/8/2020, cùng với một quả DF-21D, một quả DF-26B đã được phóng tới một khu vực thuộc Biển Đông giữa Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa, một ngày sau khi Trung Quốc nói rằng một máy bay do thám U-2 của Mỹ đã đi vào khu vực cảnh báo trong cuộc tập trận hải quân bắn đạn thật của Trung Quốc ở Biển Bột Hải ngoài khơi bờ biển phía bắc của nước này (Hoa Kỳ xác nhận một cuộc xuất kích của U-2 nhưng phủ nhận là không hợp pháp) và đến khi Washington đưa vào danh sách đen 24 công ty Trung Quốc và nhắm mục tiêu vào các cá nhân mà nước này cho là một phần của các hoạt động xây dựng và quân sự ở Biển Đông. Các quan chức Hoa Kỳ sau đó tuyên bố rằng Lực lượng Tên lửa Trung Quốc PLARF (People’s Liberation Army Rocket Force) đã bắn tổng cộng 4 tên lửa đạn đạo tầm trung. Các vụ thử tên lửa đã thu hút sự chỉ trích từ Nhật Bản, Lầu Năm Góc và Đài Loan và dẫn đến sự biến động trên thị trường châu Á. Tính đến năm 2019, DF-26 vẫn chưa được thử nghiệm chống lại các mục tiêu trên biển./.

Bài viết được đề xuất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *