CĂN CỨ HẢI QUÂN (Naval base)

Căn cứ hải quân (naval base hay navy base) được hiểu đơn giản là căn cứ quân sự thuộc sở hữu của hải quân.

Căn cứ hải quân không chỉ là một nơi neo đậu tàu thuyền. Nơi neo đậu chỉ đơn giản là một nơi, chẳng hạn như một vịnh hẻo lánh, một bến cảng… mà nhờ đó tàu thuyền có thể neo đậu một cách an toàn.

Căn cứ hải quân là căn cứ quân sự, nơi các tàu chiến, tàu hải quân neo đậu khi không có nhiệm vụ trên biển hoặc cần tiếp thêm hàng hóa. Đây cũng là nơi có thể có các xưởng đóng tàu, đốc nổi cho phép tàu thuyền được sửa chữa, nâng cấp, tái trang bị. Một số căn cứ hải quân là nơi ở, hạ cánh tạm thời cho các máy bay theo tàu đang được bảo trì ở cảng; là cơ sở huấn luyện, thử nghiệm vũ khí, tổ chức diễn tập…

Các nước có lực lượng hải quân lớn, hải quân nước xanh, họ thường có các căn cứ hải quân ở nước ngoài, bên ngoài lãnh thổ của mình, đó có thể thuê mượn hoặc là sản phẩm đánh chiếm, xâm lược từ trước. Nó như là một trạm dừng nghỉ của con tàu và thủy thủ đoàn, để tiếp tế hậu cần, đạn dược, bảo dưỡng thân vỏ.

Tùy thuộc vào tài sản, phương tiện được bố trí trên đó, một căn cứ được bảo vệ, phòng thủ từ gần đến xa khác nhau, phòng không, phòng ngầm, phòng mặt nước với bán kính đến hàng trăm km.

Thành phần bảo vệ căn cứ hải quân, vì thế có thể từ các lực lượng khác nhau của Lực lượng vũ trang, đồng thời đóng quân trong một căn cứ hải quân có thể bao gồm các lực lượng khác nhau bên ngoài tổ chức của Hải quân. Tuy nhiên, một căn cứ hải quân thường dưới sự chỉ huy của một Tư lệnh căn cứ là một sĩ quan cờ của Hải quân. Quy mô căn cứ hải quân có thể độc lập hoặc thành phần dưới một căn cứ quân sự có quy mô rộng lớn hơn.

Tại Hoa Kỳ, Lệnh chung số 135 (General Order No. 135) của Bộ Hải quân Hoa Kỳ ban hành năm 1911 như một hướng dẫn chính thức về thuật ngữ hải quân đã mô tả một trạm hải quân (naval station) là “bất kỳ cơ sở nào để xây dựng, sản xuất, lắp ghép, sửa chữa, cung cấp hoặc đào tạo dưới sự kiểm soát của Hải quân. Nó cũng có thể bao gồm một số căn cứ”. Ngược lại, căn cứ hải quân là “điểm mà từ đó các hoạt động hải quân có thể được tiến hành”.

Một căn cứ thường có thể là trụ sở hoạt động hải quân. Căn cứ có thể là neo đậu, nhưng nới neo đậu không phải lúc nào cũng là một căn cứ. Ví dụ Trân Châu Cảng vừa là căn cứ vừa là nơi neo đậu, hay có lẽ chính xác hơn là căn cứ được xây dựng xung quanh nơi neo đậu tự nhiên, thường là quá trình lịch sử; tức là một nơi neo đậu an toàn, sau đó sẽ phát triển thành một căn cứ, miễn là có các tuyến giao thông tốt trên mặt đất, tức là cơ sở hạ tầng mạng lưới đường bộ và đường sắt… Nhiều căn cứ hải quân ban đầu là nơi neo đậu và tồn tại cùng với các cảng thương mại lớn. Halifax sẽ là một ví dụ điển hình ở Bắc Mỹ.

Tất nhiên, một số căn cứ lớn hơn, phức tạp hơn và quan trọng hơn những căn cứ khác, một trong những căn cứ lớn nhất thế giới là San Diego, trụ sở của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ.

Căn cứ hải quân lớn nhất thế giới là Trạm Hải quân Norfolk ở Virginia. Nó có một số tàu sân bay neo đậu ở đó, các phi đội trực thuộc đóng tại Trạm Không quân Hải quân Oceana và Sân bay Hải quân Norfolk gần đó; 2 phi đội tàu ngầm tấn công; nhiều tàu đổ bộ boong lớn, với các tàu đổ bộ nhỏ hơn ở Căn cứ viễn chinh chung Little Creek gần đó; hàng loạt tàu khu trục và tàu tuần dương, phi đội trực thăng, đội SEAL, cùng với sự gần gũi của Căn cứ Không quân Langley, Pháo đài Eustis, Pháo đài Story, Fentress Field, Công ty đóng tàu Newport News, Nhà máy đóng tàu hải quân Norfolk, nhiều nhà máy đóng tàu nhỏ hơn – khu vực này có trọng điểm quân sự rất lớn.

Một điểm đặc biệt của Hải quân Hoàng gia và một số lực lượng hải quân khác tuân thủ chặt chẽ truyền thống hải quân Anh là khái niệm “khinh hạm đá” (stone frigate): một căn cứ hải quân trên đất liền được đặt tên giống như một con tàu. Một số cơ sở ban đầu thường được đặt trên tàu lớn như một biện pháp tiết kiệm chi phí và sau đó được chuyển vào đất liền nhưng vẫn giữ tên truyền thống.

Căn cứ Hải quân, cũng như một căn cứ quân sự, mà ở đó, ngoài quân nhân, có thể có các cư dân sinh sống. Cư dân thường là vợ, con, người thân của quân nhân, họ chịu sự quản lý hành chính hoặc là thuộc về dân sự – chi phối bởi luật dân sự, hoặc bán dân sự – chịu sự ràng buộc bởi các quy định khác có tính chất quân sự.

Việt Nam

Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam được phân chia thành các Vùng Hải quân. Tại các Vùng Hải quân có các bến cảng, khu neo đậu riêng biệt, tuy nhiên thuật ngữ “căn cứ hải quân” không được quy định cụ thể về biên chế, tổ chức, mặc dù vẫn tồn tại tên gọi, ví dụ: Căn cứ Cam Ranh, Căn cứ 696; Căn cứ Long Sơn… Nghĩa là tồn tại căn cứ như một đơn vị hành chính không chính thức, nhưng không có ai được bổ nhiệm là Căn cứ trưởng hay Tư lệnh căn cứ./.

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *