Tàu (bến) vận tải đổ bộ (amphibious transport dock), còn được gọi là tàu bến đổ bộ LPD (landing platform dock), là một loại tàu chiến đổ bộ, một tàu chiến mà đưa lên, vận chuyển và đổ bộ các thành phần của lực lượng đổ bộ cho các nhiệm vụ tác chiến viễn chinh. Một số lực lượng hải quân hiện đang vận hành loại tàu này. Các con tàu thường được thiết kế để vận chuyển binh lính vào vùng chiến sự bằng đường biển, chủ yếu sử dụng xuồng đổ bộ, mặc dù chúng luôn có khả năng vận hành các máy bay trực thăng vận tải.
Tàu (bến) vận tải đổ bộ thực hiện nhiệm vụ của tàu vận tải đổ bộ, tàu chở hàng đổ bộ và tàu đổ bộ LSD (dock landing ship) cũ hơn bằng cách kết hợp cả sàn đáp và sàn giếng có thể được dằn và xả dằn để hỗ trợ xuồng đổ bộ hoặc phương tiện đổ bộ. Sự khác biệt chính giữa LSD và LPD là trong khi cả hai đều có sàn đáp trực thăng, LPD cũng có các cơ sở chứa máy bay để bảo vệ và bảo trì. Trong Hải quân Hoa Kỳ, lớp LPD mới hơn đã kế thừa các lớp LSD cũ hơn, và cả Hải quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đang tìm kiếm LPD làm cơ sở cho chương trình LX(R) mới của họ để thay thế LSD.
Các lớp tàu LPD:
– An-giê-ri: lớp Kalaat Béni Abbès; 1 chiếc; biên chế 2015; dài 143 m. rộng 21,5 m; mớn nước 5,3 m; 9.000 tấn.
– Úc: lớp Choules; 1 chiếc; biên chế 2011; dài 176,6 m; rộng 26,9 m; mớn nước 5,8 m; 16.160 tấn.
– Brazil: lớp Bahia; 1 chiếc; biên chế 2016; dài 168 m; rộng 23,5 m; mớn nước 5,2 m; 12.000 tấn.
– Chile; lớp Sargento Aldea; 1 chiếc; biên chế 2011; dài 168 m; rộng 23,5 m; mớn nước 5,2 m; 12.000 tấn.
– Trung Quốc; Type 071 (Yuzhao); 8 chiếc; biên chế từ 2007; dài 210 m; rộng 28 m; mớn nước 7 m; 25.000 tấn.
– Ấn Độ: lớp Jalashwa; 1 chiếc; biên chế 2007; dài 173,7 m; rộng 32 m; mớn nước 6,7 m; 16.600 tấn.
– Indonesia: lớp Macassar; 5 chiếc; biên chế từ 2007; dài 122-125 m; rộng 22 m; mớn nước 4,9 m; 11.394 tấn.
– Ý: lớp San George; 3 chiếc; biên chế từ 1987; dài 133 m; rộng 20,5 m; 7.650-7.980 tấn.
– Nhật Bản: lớp Ōsumi; 3 chiếc; biên chế 1998; dài 178 m; rộng 25,8 m; mớn nước 6,0 m; 14.000 tấn.
– Myanma: lớp Macassar; 1 chiếc; biên chế 2019; dài 122-125 m;rộng 22 m; mớn nước 4,9 m; 11.394 tấn.
– Hà Lan: lớp Rotterdam; 2 chiếc; biên chế 1997; dài 166 m; rộng 27 m; mớn nước 6,0 m; 12.750-16.800 tấn.
– Peru: lớp Macassar (đã đặt hàng); 2 chiếc; dài 122 m; rộng 22 m; mớn nước 4,9 m; 11.394.
– Philippines: lớp Tarlac; 2 chiếc; biên chế 2016; dài 123 m; rộng 21,8 m; mớn nước 5,0 m; 11.583 tấn.
– Qatar: lớp Al Fulk (đã đặt hàng); 1 chiếc; dài 143 m; rộng 21,5 m; mớn nước 5,3 m; 9.000 tấn.
– Singapore: lớp Endurance; 4 chiếc; biên chế từ 2000; dài 141 m; rộng 21 m; rộng 5,0 m; 8.500 tấn.
– Tây Ban Nha: lớp Galicia; 2 chiếc; biên chế từ 1998; dài 166 m; rộng 25 m; mớn nước 5,8 m; 13.815 tấn.
– Đài Loan: lớp Yushan; 1 chiếc; biên chế 2021; dài 153 m; rộng 23 m; mớn nước 6,0 m; 10.600 tấn.
– Thái Lan:
+ lớp Angthong; 1 chiếc; biên chế 2012; dài 141 m; rộng 21 m; mớn nước 5,0 m; 8.500 tấn.
+ lớp Chang; 1 chiếc; đang thử nghiệm trên biển; dài 210 m; rộng 28 m; mớn nước 7 m; 22.000 tấn. Phiên bản xuất khẩu của Type 071 – Trung Quốc.
– Vương quốc Anh:
+ lớp Albion; 2 chiếc; biên chế từ 2003; dài 176 m; rộng 28,9 m; mớn nước 7,1 m; 19.560 tấn.
+ lớp Bay; 3 chiếc; biên chế từ 2007; dài 176,6 m; rộng 26,9 m; mớn nước 5,8 m; 16.160 tấn.
– Hoa Kỳ: lớp San Antonio; 12 chiếc; biên chế từ 2006; dài 208 m; rộng 32 m; mớn nước 7,0 m; 24.900./.