Xem phim “Cuộc đời Buddha” (2)

(Tiếp theo phần 1)

18. TỲ KHEO (tăng, ni) có 3 nghĩa:
– Xin ăn để nuôi mạng sống (phương tiện để tu hành và dạy đạo giải thoát cho chúng sinh);
– Phá trừ hết các ác nghiệp cũ và không tạo ác nghiệp mới;
– Làm cho ma quỷ sợ (ma quỷ sợ là vì lo mất uy danh, không phải do tỳ kheo đánh phá).
Tỳ kheo lấy từ tên cỏ Bhikkhu mọc ở núi tuyết Himalaya. Cỏ Bhikkhu thơm cả thân và lá, cả khi non xanh và khi già úa, nảy nở 4 mùa, cả khi tuyết phủ.

19. Hãy tin vào chánh pháp làm gốc, không phải vào sự sùng bái cá nhân, sùng bái sự thần kỳ.

20. “Cho dù là họ có phê phán ta, xỉ nhục ta, nói xấu ta hay làm bất cứ điều gì đi nữa, ta cũng không để bụng”.

21. “Nếu anh đem tặng ai đó một món quà, mà người ta không nhận, thì món quà đó thuộc về ai?
Anh lăng mạ ta, ta không đón nhận nó, vậy cuối cùng cũng sẽ trả về cho anh”.

Chửi mắng là hạnh xấu, sẽ không có kết quả tốt đẹp. Ác hạnh không rời xa người làm ác. Chúng sẽ trở lại khiến cho anh ta càng thêm đau khổ.

22. Vật dụng và tài sản có thể không có giá trị, nhưng sự vấn vương, bám víu vào những cái đẹp, tất cả khiến chúng ta bị buộc chặt vào đó rồi sinh ra ngã mạn và khiến cho chúng lớn dần. Nhưng nó chỉ là mây khói thoáng qua.
Khi đi vào thiền định chúng ta sẽ hiểu được những thứ khiến chúng ta bám víu, chẳng qua chỉ là cảnh tượng hư ảo. Nỗi buồn đau từ từ sẽ được tan biến để rồi sẽ có được niềm hoan hỉ.

23. Đẹp hay xấu tất cả đều do 5 nguyên tố tạo thành (đất, nước, lửa, gió và không). Vạn vật trong thế gian không có gì xấu cả. Tất cả đều rất đẹp. Thứ làm xao xuyến lòng người nhất là vẻ đẹp của người nữ. Nếu người nam bị vẻ đẹp của người nữ hấp dẫn thì người nam đó sẽ xa rời con đường mình đang đi.
Nếu ta đi sâu vào thiền định thì những vật từ bên ngoài sẽ không còn lôi cuốn được ta, khiến ta được an nhiên, không bị vọng tưởng lừa gạt.

24. Vẻ đẹp cũng là vô thường. Bản thân nó chưa hề mang đến khổ đau. Với tâm từ bi và tự do, không bị bất cứ điều gì trói buộc sẽ cảm nhận được sự tịch tình (peace) và sự an lạc.

25. Chân lý vô thường = the ultimate truth

26. Chúng ta bước chân đi trên con đường tìm cầu chân lý đều phải có sự hi sinh.

27. Đi khất thực (seek alms) cũng chính là một phương pháp tu tập tinh thần. Khiến cho chúng ta học được sự khiêm cung và sự an tịnh.
Đi khất thực không phải là tự hạ thấp mình. Ngược lại giúp cho người bố thí tăng trưởng lòng từ bi và sự tu tập của họ. Đối với họ mà nói, thì đây cũng là một cách tu hành.
Xin ăn và đi khất thực là khác nhau. Người đi xin ăn (beg) là vì trốn tránh trách nhiệm. Đi khất thực, những ngạo mạn, tự đại ẩn sâu trong lòng chúng ta theo đó mà giảm dần. Còn đối với người bố thí cũng là cách họ đoạn trừ lòng tham, gột sạch tội lỗi của mình.

28. Ta ra đi không phải vì thắng lợi mà là mất đi. Mất đi giận dữ, mất đi tham lam, mất đi đố kị và sự hận thù, mất đi ganh ghét. Không còn gì nữa, chỉ đạt tới sự tịch tình mà thôi.

29. Sự tức giận chẳng khác nào đốm lửa trong lòng bàn tay. Chúng ta muốn quẳng nó cho người khác. Nhưng mà trước khi quẳng đi, thì tay của mình đã bị bỏng trước rồi.

30. Trên con đường này chỉ có hai sai lầm: bỏ cuộc giữa chừng và chưa hề có sự khởi đầu.

31. Đạo của ta không phải không có quy tắc, không phải không có giới luật nghiêm minh. Đạo của ta chính là tự mình giác tri, tự mình cảm nhận lấy.

32. 4 vị đại đệ tử thượng thủ của Buddha:
Sariputta (Xá-lợi-phất): trí tuệ đệ nhất.
Aniruddha (A-na-luật): luật sư – tinh thông và hành trì luật đệ nhất.
Mogallana (Mục-kiền-liên): thần thông đệ nhất.
Maha Kassapa (Đại-ca-diếp): trưởng lão khổ hạnh đệ nhất.

(Còn nữa)

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *