KINH DỊCH CƠ BẢN (2)

(Tiếp theo kỳ trước và hết)

Cách gieo quẻ bói trong Kinh Dịch

Dùng 3 đồng xu gieo vào bát, 6 lần.

Mỗi lần, nếu 2 xấp 1 ngửa thì là “âm” (được 1 nét đứt); nếu 2 ngửa 1 xấp thì là “dương” (được 1 nét liền)

Gieo 6 lần, được 6 hào vạch theo thứ tự từ dưới lên được kết quả 1 quẻ trùng. Tra ý nghĩa trong Kinh Dịch để nhận lời bói.

Thuận lợi như vậy gọi là quẻ tĩnh.

Trường hợp gieo được cả 3 xu đều xấp, thì tính là “dương” (1 nét liền), đánh dấu “O”. 3 ngửa thì tính là “âm” (1 nét đứt), đánh dấu “X”. Tại lúc này được 1 quẻ trùng (đủ 6 hào). Trường hợp này gọi là quẻ động. Động thì biến: dấu “O” biến thành âm (nét đứt), dấu “X” biến thành dương (nét liền).

Lúc này quẻ ban đầu biến thành ra quẻ thứ hai. Như vậy quẻ ban đầu (với quy ước O, X) giờ biến thành quẻ mới. Người gieo quẻ phải tra nghĩa cả quẻ chưa biến (ban đầu) và quẻ biến (mới) để biết sự việc lúc mới đầu ra sao, rồi khi biến sẽ ra sao.

Chú ý: Là một bộ kinh thư kỳ bí, đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử. Việc gieo quẻ có được như ý hay không có tính chất tâm linh và phụ thuộc vào niềm tin. Người ta cho rằng, trước khi gieo quẻ, nếu bạn thành tâm, đặt niềm tin vào đó, thi hành một nghi thức tôn nghiêm nhất định ắt kết quả đem lại sẽ không hoàn toàn vô nghĩa./.

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *