VÔ THƯỜNG

Vô thường là gì?

Vô thường nghĩa là không có gì có thể kéo dài và trường tồn mãi mãi. Tất cả sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều vĩnh viễn không ở yên trong một trạng thái duy nhất mà luôn biến chuyển, thay đổi liên tục.

Vô thường nghĩa là không thường. Thường là không thay đổi, vô thường là không không thay đổi, là chắc chắn sẽ thay đổi, là “không bất định“, là “không trường tồn”.

Vô thường là một trong ba tính chất (Tam pháp ấn) của tất cả sự vật. Vô thường là đặc tính chung của mọi sự sinh ra có điều kiện, tức là thành, trụ, hoại, không (sinh, trụ, dị, diệt), có sinh ắt có diệt.

Giáo lý vô thường rất quan trọng cho toàn cơ sở triết lý và thực hành trong Phật giáo. Nó mang đến một sự xác nhận như một sự phát hiện chân chính, đó là tất cả mọi sự vật, hiện tượng – dù thuộc tâm lý, hay thuộc ngoại cảnh tự nhiên, không có ngoại lệ – tất thảy đều là vô thường.

Cách thể hiện của vô thường
Có nhiều dạng trình bày tính chân xác có giá trị chung của nguyên lý vô thường: bánh xe của một chiếc xe đang chạy chỉ chạm đất ở một khoảnh khắc nhất định nào đó; một khe suối luôn luôn tuôn chảy; một bọt nước có rồi tan; một âm thanh của chuông đồng…

Thực hành
Như một kết quả của tất cả những điểm nêu trên, Phật giáo dạy chúng ta phương pháp QUÁN VÔ THƯỜNG để chứng nghiệm nguyên lý vô thường này.

Khác biệt giữa Phật giáo và Ấn Độ giáo
Phật giáo và Ấn Độ giáo chia sẻ học thuyết Vô thường, nghĩa là “không có gì tồn tại mãi mãi, mọi thứ đều ở trong trạng thái thay đổi liên tục”; tuy nhiên, Ấn Độ giáo không đồng ý với giáo lý về Vô ngã, đó là liệu linh hồn có tồn tại hay không.

Vô thường thường diễn ra theo 4 giai đoạn chính với các sự vật: Thành, trụ, hoại, không.
– Thành (Hình thành, sinh ra)
– Trụ (Tồn tại, hoạt động)
– Hoại (Hao mòn, lão hóa)
– Không (Mất đi, tiêu hủy).
Đối với hiện tượng thì vô thường theo 4 giai đoạn là:  Sanh, trụ, dị, diệt.
Nó giống như một con sóng ngoài biển khơi, khi sóng nhô lên là Thành (sanh); sóng lên cao khỏi mặt nước là Trụ; hạ thấp xuống thì là Hoại (dị) và cuối cùng mất hẳn thì chính là Không (diệt). Điều này giống như con người, không ai có thể thoát khỏi quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử.

Tâm vô thường là gì?
Tâm vô thường chính là tâm luôn luôn thay đổi, có lúc vui lại có lúc buồn. Chúng ta thường cho rằng những suy nghĩ lộn xộn, linh tinh là tâm của mình nhưng thực chất nó chỉ là tâm hư vọng chứ không phải tâm chân thật. Cũng bởi vì là hư vọng, ảo ảnh không có thật cho nên nó cũng bị luật vô thường chi phối và ảnh hưởng.
Vì vậy, bạn có thể tự cảm thấy tâm niệm của mỗi người chúng ta thường thay đổi rất nhanh chóng tùy theo sự tác động và chi phối từ ngoại cảnh, xã hội, con người đưa lại. Tiêu biểu như một phút trước bạn còn thấy vui vẻ nhưng một phút sau lại cảm thấy buồn bã, chán nản, cũng bởi vì nghĩ tới chuyện này chuyện kia.

Hoàn cảnh vô thường là gì?
Hoàn cảnh vô thường là hoàn cảnh, sự vật, tự nhiên, xã hội xung quanh mỗi con người chúng ta luôn luôn thay đổi không ngừng. Ví dụ về xã hội có sự thay đổi liên tục và thường xuyên từ sang đến hèn trong vận mệnh của mỗi con người hoặc sự phát triển về chế độ, lịch sử… Nó cũng giống như cây cối, núi non mãi mãi không thể trường tồn như thuở ban đầu.

Ý nghĩa của luật vô thường trong cuộc sống
Khi biết đến luật vô thường, mỗi người chúng ta có thể cảm thấy thoải mái và an nhiên hơn. Nhất là khi phải đối mặt với sự chia ly, mất mát về tình cảm hoặc vật chất… Có đôi khi chính là con đường giác ngộ cho bản thân mình để tìm thấy niềm vui thật sự trong tâm hồn, có được niềm hạnh phúc chân chính.
Đồng thời, biết đến luật vô thường giúp ngăn chặn những người thường mải mê chạy theo dục vọng, tội lỗi để phục vụ cho thú vui nhất thời hoặc để níu giữ của cải, địa vị…

10 cách để giúp cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn
1. Lao động chân tay: Bạn có thể làm vườn, nấu ăn, thiết kế… miễn bạn vui là được
2. Tập cách “Hướng vào điều tốt”
3. Đừng cầu toàn
4. Thôi quan tâm người khác nghĩ gì
5. Tham gia các hoạt động ngoài trời
6. Cân đối thời gian hợp lý
7. Tham gia hoạt động từ thiện
8. Đừng sợ thất bại
9. Bỏ lại sau lưng sự chỉ trích
10. Đừng ăn một mình./.

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *