MÁY BAY TIÊM KÍCH HẠM THẨM DƯƠNG J-15

16.41, 10/3/2022

Tổng quan:
– Tổ lái: 1-2 người
– Chiều dài: 21,9 m
– Sải cánh: 14,7 m
– Chiều cao: 5,9 m
– Trọng lượng rỗng: 17.500 kg
– Trọng lượng có tải: 27.000 kg
– Trọng lượng cất cánh tối đa: 32.000 kg
– Động cơ: 2 × WS-10A kiểu động cơ tuabin quạt trong có chế độ đốt tăng lực
– Lực đẩy thô: 89,17 kN mỗi chiếc
– Lực đẩy khi đốt tăng lực: 135 kNn mỗi chiếc
– Sải cánh khi gấp lại: 7,4 m
– Vận tốc cực đại: Mach 2.4
– Tầm bay: 3.500 km
– Trần bay: 20.000 m
– Vận tốc lên cao: 325 m/s.
– Trang bị vũ khí:
+ 1 × pháo GSh-30-1 30 mm
+ 12 giá treo vũ khí, gồm: 8 × tên lửa không đối không PL-12 hoặc R-77 và 4 × PL-9 hoặc R-73
+ Bom và rocket phòng không
+ Tên lửa chống hạm và chống radar
+ Thiết bị đối kháng điện tử (ECM).

J-15 được Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) sao chép từ tiêm kích hạm Su-33 của Liên Xô, sau khi Trung Quốc mua nguyên mẫu chưa hoàn thiện mang tên mã T-10K-3 từ Ukraine vào năm 2001.

Vào ngày 25/11/2012, máy bay đã thực hiện thành công lần cất cánh đầu tiên và hạ cánh trên tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh.

Dù đã biên chế chính thức (2013) nhưng tiêm kích hạm J-15 biệt danh ‘cá mập bay’ của hải quân Trung Quốc bị đánh giá thấp hơn cả Su-33 của Nga chứ chưa nói tới dòng F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ.

Máy bay được trang bị hệ thống điện tử, radar, động cơ và vũ khí do Bắc Kinh tự phát triển, nhưng chất lượng của chúng bị nghi ngờ ngay từ đầu.

Đến nay, chỉ có khoảng hơn 20 chiếc J-15 được chế tạo, thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu 50-60 phi cơ để duy trì khả năng vận hành, tác chiến và bảo dưỡng lực lượng tiêm kích hạm cho ít nhất 2 tàu sân bay. Trong khi liên tục gặp tai nạn và tổn thất.

Độ tin cậy của động cơ WS-10H trên J-15 cũng chưa được chứng minh, nhất là khi Bắc Kinh vẫn gặp khó khăn trong việc chế tạo động cơ phản lực hiện đại. Nhiều chiếc J-15 vẫn sử dụng động cơ AL-31F do Nga chế tạo cho chiến đấu cơ Su-27.

Dù được coi là bước tiến lớn với hải quân Trung Quốc, J-15 khó lòng tạo nên sự khác biệt trong tác chiến trên biển. Nó chỉ có thể vận hành trên tàu sân bay sử dụng cơ chế cầu nhảy (ski-jump), giới hạn đáng kể tải trọng vũ khí và nhiên liệu mang theo trong mỗi nhiệm vụ.

Tuy vậy do sử dụng kiểu cất cánh nhảy cầu nên khối lượng vũ khí chúng mang theo chỉ hơn 3,3 tấn, thấp hơn nhiều so với mức trên 8 tấn của dòng tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet (giới hạn không quá hai quả chống hạm YJ-83K và hai quả đối không tầm trung PL-8) do đó làm giảm đáng kể hiệu quả tấn công của nó. Đồng thời không có MB tiếp dầu làm cho bán kính hoạt động của J-15 rất nhỏ.

J-15 cũng nằm trong nhóm tiêm kích hạm nặng nề nhất thế giới, với khối lượng rỗng gần 18 tấn và khối lượng cất cánh tối đa 33 tấn, đây cũng là nguyên nhân làm quá tải hệ thống cáp hãm đà.

Biến thể
J-15: Biến thể một chỗ ngồi.
J-15B: Biến thể cập nhật.
J-15S: Biến thể hai chỗ ngồi, bay lần đầu tiên vào năm 2012.
J-15D: Biến thể hai chỗ ngồi với vỏ EW và các thiết bị điện tử khác được cài đặt và loại bỏ cảm biến IRST. Bắt đầu thử nghiệm hoạt động vào tháng 12/2018./.

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *