BÁT CHÁNH ĐẠO

Bát chánh đạo là con đường tám nhánh để giải thoát khỏi Khổ. Ðây là con đường độc nhất đi vào giải thoát hết thảy các lậu hoặc, đạt được quả vị Alahán.

Bát chánh đạo bao gồm:

1. Chánh kiến: Cái thấy, cái nhìn đúng với chân lý đúng với sự thật. Người có đủ chánh kiến thì tất nhiên sẽ đủ luôn các “chánh” còn lại.
2. Chánh tư duy: Suy nghĩ chân chính, những suy tư không vướng mắc trong tam giới nữa, những suy nghĩ tìm phương tiện để cứu giúp chúng sanh trong tam giới ra khỏi sanh tử luân hồi.
3. Chánh ngữ: Từ bỏ nói dối, nói hai lưỡi, nói đâm thọc, nói vô ích. Không nói sai sự thật, không bịa đặt, không nói xấu người khác, không nói lời hung ác. Là những lời nói thể hiện chân lý ngay tại đây và bây giờ, những lời nói để cho người nghe thấu hiểu được chân lý mà thoát li sanh tử luân hồi.
4. Chánh nghiệp: Giữ tròn giới bổn, thu thúc các căn, tiết độ ăn uống, quán tưởng trong vật dụng.
5. Chánh mạng: Đoạn trừ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng.
Các nghiệp tà mạng của hàng tại gia cư sĩ gồm: buôn thịt (chín hoặc sống), buôn người (hoặc môi giới mãi dâm), buôn vũ khí, buôn thuốc độc.
Các nghiệp tà mạng của hàng tu sĩ gồm: làm kinh tế (mua lòng cư sĩ bằng cách dẫn dắt sự mê tín như xem bói, kể chuyện ma mị hù dọa, cúng sao giải nạn, buôn thần bán thánh để quy động cúng dường), tự coi mình là bề trên ăn trên ngồi trước như cây tầm gửi sống bám cội bồ đề… nói chung bất cứ hình thức duy trì sự sống nào ngoài khất thực và giữ giới.
6. Chánh tinh tấn: các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi; các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt; các thiện pháp từ trước chưa sanh nay được sanh khởi; các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có lu mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn.
7. Chánh niệm: chánh niệm trong tứ niệm xứ: Thường trực sống trong trí quán sát danh sắc, nhận thức tam tướng (Vô thường, Khô, Vô ngã).
8. Chánh định: Luyện tập để đạt được các cấp độ trong tứ thiền định.

***

Phật giáo Phát triển hiểu Bát chánh đạo có phần khác với Nguyên Thủy. Nếu Nguyên Thủy (Tiểu thừa) xem Bát chánh đạo là con đường dẫn đến Niết-bàn thì Đại thừa đặc biệt coi trọng sự giải thoát khỏi Vô minh để giác ngộ tính Không, là thể tính của mọi sự vật.

Chánh kiến là tri kiến về Pháp thân (Tam thân).
Chánh tư duy là từ bỏ mọi chấp trước.
Chánh ngữ là thấu hiểu rằng pháp vượt trên mọi ngôn ngữ.
Chánh nghiệp là làm vô số thiện nghiệp, hành động chân chánh.
Chánh mạng là tri kiến rằng, tất cả các Pháp không hề sinh thành biến hoại.
Chánh tinh tấn là an trú trong tâm thức vô sở cầu.
Chánh niệm là từ bỏ mọi thắc mắc về có-không (hữu-vô).
Chánh định là giữ tâm vô phân biệt bằng cách vô niệm.

***

Bát chánh đạo theo bài giảng của Trần Việt Quân:
Chánh kiến – Hiểu biết rõ và đúng đắn
Chánh tư duy – Suy nghĩ giải pháp hướng thiện.
Chánh ngữ – Lời nói đúng + Thiện = Tạo phước.
Chánh nghiệp – Hành vi đúng + Thiện = Tạo phước.
Chánh mạng – Nghề đúng + Thiện = Tạo phước.
Chánh tinh tấn – Ngăn ác, Làm thiện, Nỗ lực, Nghị lực.
Chánh niệm – Quan sát hiện tại, thanh lọc 3 độc.
Chánh định – Tập trung, nhất tâm = Thần thông.

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *