MÁY BAY VẬN TẢI Xi’an (Tây An) Y-20

Tổng quan:
– Phi hành đoàn: 3
– Trọng lượng: 55.000 kg
– Chiều dài: 47 m
– Sải cánh: 50 m
– Trọng lượng rỗng: 100.000 kg
– Trọng lượng cất cánh tối đa: 180.000 kg
– Động cơ: Động cơ phản lực cánh quạt 4 × Soloviev D-30KP-2 lực đẩy 12 tấn (dự kiến thay thế bằng Shenyang WS-20, lực đẩy 14 tấn)
– Tốc độ tối đa: Mach 0,75
– Tầm hoạt động: 7.800 km (4.200 hl) với 2 xe tăng kiểu 15
– Trần bay: 13.000 m
– Các số hiệu đã được nhận biết: 781, 783, 785 và 788.

Máy bay vận tải quân sự cỡ lớn Y-20, được Tập đoàn Công nghiệp máy bay Tây An phát triển, bắt đầu từ 2006. Y-20 có thiết kế cánh và đuôi tương tự như máy bay vận tải IL-76 của Nga. Tuy nhiên, Y-20 có buồng lái được cải tiến và phi hành đoàn giảm xuống còn 3 người so với 5 người của IL-76.

Máy bay Y-20 có tầm bay 4.500-7.500 km tùy khối lượng hàng hóa; vận tốc tối đa 918km/giờ, độ cao tối đa 13 km và trọng lượng cất cánh tối đa 200 tấn, trong đó 66 tấn là hàng hóa. Điều này có nghĩa là nó có đủ khả năng đưa quân đội Trung Quốc vươn đến hầu hết các khu vực ở châu Á, châu Âu, Alaska, Australia và Nam Phi. Nếu được bố trí tại khu vực đảo Hải Nam, Y-20 có thể bao trọn Biển Đông, một phần vùng biển phía đông Philippines kéo dài tới biển Celebes, khu vực eo biển Malacca tới biển Andaman. Còn nếu triển khai tại khu vực Đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa, tầm bay của Y-20 có thể bao trọn cả Đông Nam Á. Trọng tải 66 tấn hàng hóa cũng cho phép Y-20 mang theo các vũ khí hạng nặng như 2 xe tăng kiểu 15 hoặc 1 xe tăng kiểu 99A (nặng 54 tấn) hoặc 2 xe bọc thép ZBL-9 hoặc 126 lính dù, 140 binh lính trong các chiến dịch đổ bộ trong khoảng cách 7800 km.

Y-20 được đánh giá cao hơn IL-76 của Nga về tải trọng cũng như kích thước khoang hàng. Còn so sánh với máy bay vận tải Boeing C-17 Globemaster III, Y-20 yếu thế hơn khi “ngựa thồ” Mỹ có thể mang được hơn 77 tấn hàng hóa với tầm hoạt động từ 4.482 km đến 10.390 km.

Tháng 11/2020, nhiều nguồn tin cho rằng, Trung Quốc đang có kế hoạch thay thế động cơ D-30 có xuất xứ từ Nga trên máy bay Y-20 bằng động cơ WS-20 mà nước này tự phát triển.

WS-20 có đường kính lớn hơn nhiều so với D-30, cung cấp lực đẩy mạnh hơn, sử dụng ít nhiên liệu hơn và cho phép Y-20 cất cánh và hạ cánh tại các sân bay có đường băng ngắn hơn (600-700m). Điều đó có nghĩa là Y-20 sẽ có thể có tầm bay và tải trọng lớn hơn có thể bay xuyên lục địa và mang theo các trang bị, vũ khí hạng nặng như xe tăng chiến lược loại 99A (nặng 58 tấn) mà không cần tiếp liệu.

Ngoài vận tải hàng hóa, Y-20 còn có các biến thể khác như máy bay tiếp dầu, máy bay trinh sát cảnh báo sớm, máy bay tác chiến điện tử và cũng có thể là máy bay bệnh viện. Biến thể máy bay tiếp dầu mới của Y-20 được cho là có thể mang theo tới 90 tấn nhiên liệu và đã tiến hành tiếp nhiên liệu cho máy bay phản lực, tàng hình J-20 gần đây.

Y-20 sử dụng các thành phần làm bằng vật liệu composite tiêu chuẩn quốc tế, được sản xuất ở Trung Quốc (trước đây phải nhập khẩu). Cabin kết hợp vật liệu tổng hợp chống cháy.

Y-20 là máy bay chở hàng đầu tiên sử dụng công nghệ 3D để tăng tốc độ phát triển và giảm chi phí sản xuất. Đây là máy bay thứ ba sử dụng công nghệ MBD (Model-based definition, sản phẩm kỹ thuật số) trên thế giới, sau Airbus A380 (2000) và Boeing 787 (2005).

Ngày 16/9/2021, tài khoản mạng xã hội của Hạm đội Nam Hải Trung Quốc cho biết máy bay vận tải Y-20 đã tới Đá Vành Khăn, Đá Subi, và Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đưa binh sĩ đồn trú trái phép tại đây về đất liền.

Các biến thể:
Y-20A: Biến thể cơ sở, với động cơ Soloviev D-30KP-2
Y-20B: Biến thể với động cơ WS-20
Y-20U: Máy bay tiếp dầu trên không (đang được phát triển, có thể mang theo khoảng 90 tấn nhiên liệu, tương tự như Il-78 của Liên Xô).
Y-20 AEW: Biến thể kiểm soát trên không và cảnh báo sớm (đang được phát triển).

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *