TÊN LỬA ĐẤT ĐỐI KHÔNG HQ-9

Tổng quan:
– Kiểu loại:
+ Tên lửa đất đối không tầm xa
+ Vũ khí chống vệ tinh
+ Tên lửa chống đạn đạo
– Xuất xứ: Trung Quốc
– Lịch sử phục vụ: Trước 2001 đến nay
– Nhà chế tạo: Tổng công ty khoa học và công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc
– Phạm vi hoạt động: 120 km (HQ-9); 250 km (HQ-9B)
– Trần bay: 50 km (HQ-9B)
– Tốc độ tối đa: Mach 4+
– Hệ thống dẫn hướng: Radar dẫn đường bán chủ động
– Nền tảng phóng: HQ-9 phóng từ mặt đất; HHQ-9 phóng từ tàu mặt nước.

HQ-9 (Hóng Qí-9, Hồng Kỳ 9) là một loại tên lửa đất đối không SAM (surface-to-air missile) với radar cảnh giới bán chủ động tầm xa SARH (semi-active radar homing) do Trung Quốc phát triển. Biến thể hải quân là HHQ-9 (Hǎi Hóng Qí-9).

HQ-9 là một phiên bản phái sinh S-300 của Nga. Justin Bronk (một phi công, chuyên viên nghiên cứu lực lượng không quân và công nghệ của Mỹ) mô tả tên lửa này là “thiết kế lai dựa trên SA-20 của Nga nhưng có radar, đầu dò và các phần tử C2 chịu ảnh hưởng nặng nề từ công nghệ của Mỹ và Israel.” Những tổ hợp HQ-9 đời đầu có thể sử dụng hệ thống dẫn đường tên lửa được phát triển từ tên lửa MIM-104 Patriot của Hoa Kỳ mua từ Israel hoặc Đức.

Theo một bài báo của Defense International Corporation năm 2001, HQ-9 dài 6,8 m, với khối lượng gần 2 tấn. Đường kính của tầng thứ nhất và thứ hai lần lượt là 700 mm và 560 mm. Đầu đạn nặng 180 kg, tốc độ tối đa Mach 4.2. HQ-9 có thể sử dụng radar điều khiển hỏa lực từ các hệ thống SAM khác của Trung Quốc.

Các biến thể khác nhau:

HHQ-9 – Biến thể phóng từ mặt nước dành cho hải quân.

HQ-9A – Phiên bản cải tiến, được thử nghiệm lần đầu vào năm 1999 và đưa vào sử dụng năm 2001.

HQ-9B – Phiên bản cải tiến với cự ly 300 km, bổ sung bộ tìm kiếm hồng ngoại thụ động. Được biết đã thử nghiệm vào tháng 2/2006.

HQ-19 – Biến thể chống tên lửa đạn đạo và chống vệ tinh. Theo báo cáo, nó có tầm bắn 1000-3000 km nhắm vào tên lửa ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối, và có thể so sánh với THAAD của Mỹ. Tên lửa có thể đã “bắt đầu hoạt động sơ bộ” vào năm 2018.

FD-2000 – Biến thể xuất khẩu với tầm bắn 125 km. Có thể được trang bị radar thụ động YLC-20 chống lại các mục tiêu tàng hình. Có thể sử dụng radar thu nhận mục tiêu HT-233, radar tìm kiếm tầm thấp Type 120 và radar tìm kiếm AESA Type 305A.

HQ-9/P – Biến thể xuất khẩu sang Pakistan. Tầm bắn hơn 100 km – chống lại máy bay, và 25 km – chống lại tên lửa hành trình.

Ứng viên Thổ Nhĩ Kỳ

HQ-9 là một ứng cử viên trong chương trình T-LORAMIDS của Thổ Nhĩ Kỳ, và được báo cáo là thắng thầu vào tháng 9/2013. Hoa Kỳ đáp trả bằng cách phong tỏa tài chính để buộc tích hợp hệ thống Trung Quốc vào hệ thống phòng thủ của NATO. Tuy nhiên, đến năm 2013, không có xác nhận rằng thỏa thuận đã được hoàn tất. Vào tháng 2/2015, Đại hội đồng Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ được Bộ Quốc phòng thông báo rằng việc đánh giá hồ sơ dự thầu đã hoàn tất và hệ thống đã chọn sẽ được Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng mà không cần tích hợp với NATO, hệ thống không được đặt tên rõ ràng. Tuy nhiên, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ khác báo cáo rằng không ai chiến thắng được chọn. Cuối tháng, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ rằng các cuộc đàm phán đang diễn ra với nhiều nhà thầu. Hồ sơ dự thầu của Trung Quốc chưa đáp ứng các yêu cầu liên quan đến chuyển giao công nghệ. Vào tháng 3/2015, một bài báo trên tờ China Daily đưa tin rằng “vượt trội là hệ thống FD-2000 của Trung Quốc, một mẫu HQ-9 để xuất khẩu, đã được chọn cho hợp đồng với Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2013” dựa trên nhận xét của đại diện CPMIEC, tại Triển lãm Hàng hải và Hàng không Vũ trụ Quốc tế Langkawi 2015. Bài báo bị gọi nhầm là “Đã xác nhận việc bán tên lửa cho Thổ Nhĩ Kỳ”. Vào tháng 11/2015, Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận sẽ không mua HQ-9, thay vào đó chọn một hệ thống được phát triển bản địa.

Vào tháng 7/2015, PLA (Quân đội Trung Quốc) đã triển khai HQ-9 gần Kashmir dọc theo đường kiểm soát thực tế LAC (Line of Actual Control) để chuẩn bị cho một cuộc xung đột lãnh thổ tiềm tàng với Ấn Độ. Các hệ thống phòng không đã được gửi đến sân bay Hetian nằm ở phía Nam của khu vực Tân Cương, chỉ cách khu vực Kashmir 260 km. Theo Kanwa Defense Review, một tạp chí tiếng Trung có trụ sở tại Canada, các phương tiện radar của tên lửa phòng không HQ-9 đã được phát hiện tại căn cứ và được đánh giá rằng chúng nhằm bảo vệ biên giới phía tây của Trung Quốc trước bất kỳ cuộc không kích tiềm tàng nào do không quân Ấn Độ tiến hành.

Vào ngày 17/2/2016, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết họ đã “biết được một hệ thống tên lửa phòng không được triển khai bởi Trung Quốc trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Nó không cho biết có bao nhiêu tên lửa đã được triển khai hoặc khi nào, nhưng nói với BBC rằng chúng có khả năng nhắm mục tiêu vào các máy bay dân sự và quân sự của Việt Nam hoặc Philippines. Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ xác nhận việc triển khai với hãng tin Reuters. Đô đốc Harry Harris nói rằng một động thái như vậy sẽ là “quân sự hóa Biển Đông theo các cách” Chủ tịch quân đội Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết không thực hiện.

Triển khai ở Biển Đông

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết có “những lo ngại nghiêm trọng” về “động thái đơn phương thay đổi hiện trạng” của Trung Quốc trong khu vực và “chúng tôi không thể chấp nhận sự thật này”. Hình ảnh vệ tinh cho thấy cận cảnh một phần bãi biển, hình dạng của nó giống với đường bờ biển phía Bắc của Đảo Yongxing (tên gọi khác của đảo Phú Lâm) ở Hoàng Sa như nó xuất hiện trên các hình ảnh khác và chỉ ra 2 khẩu đội tên lửa. Mỗi khẩu đội gồm 4 bệ phóng và 2 phương tiện điều khiển. Báo cáo cho biết 2 trong số các bệ phóng dường như đã được dựng lên. Fox News dẫn lời một quan chức quốc phòng Hoa Kỳ cho biết các tên lửa dường như là của hệ thống phòng không HQ-9, với tầm bắn khoảng 200 km.

Pakistan: Quân đội Pakistan vận hành biến thể HQ-9/P. Các cuộc đàm phán để Pakistan mua HQ-9 và HQ-16 đã bắt đầu vào đầu năm 2015. Tên lửa chính thức đi vào hoạt động vào ngày 14/10/2021.

Có trong biên chế các nước: Trung Quốc, Maroc, Turkmenistan, Uzbekistan, Pakistan./.

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *