BOONG GIẾNG

Trên một số loại tàu đổ độ, để chứa các phương tiện nhỏ hơn bơi từ ngoài vào hay từ trong ra để đổ bộ lên bờ, thường được thiết kế một boong riêng mà khi đánh ngập nó không làm mất tính nổi của tàu. Nghĩa là boong này sau khi đánh ngập, tàu đổ bộ được hạ thấp xuống độ sâu nhất định nhưng không bị chìm. Loại boong này, được gọi là well dock hoặc well deck. Boong này sau khi thu hồi hay đổ bộ các phương tiện đổ bộ, được đóng kín và nước được bơm ra và hút khô. Trong tiếng Việt, cũng có người gọi là sàn giếng.

Tùy kiểu loại tàu và phương tiện đưa ra vào, cửa của boong giếng (well dock hoặc well deck) được thiết kế theo nhiều cách khác nhau: cửa mở ra hai bên, nâng lên hạ xuống dạng góc quạt hoặc theo phương thẳng đứng… Cửa của boong giếng thường được thiết kế thẳng ở mũi hoặc lái tàu đổ bộ, hoặc cả mũi và lái giúp cho phương tiện có thể di chuyển thẳng từ trước ra sau hoặc ngược lại.

Các tàu đổ bộ có boong giếng có thể được kết cấu một thân hay đa thân (hai hoặc ba).

Phương tiện ra vào boong giếng thường là tàu đổ bộ LCU (landing craft utility), LCM (Landing Craft Mechanized), xà-lan đáy phẳng, tàu đổ bộ đệm khí LCAC (Landing Craft Air Cushion). Trên các tàu loại này có thể chở tăng, vật chất và quân đổ bộ.

Đối với các tàu bến đổ bộ loại lớn, boong giếng có khi được dùng để chứa máy bay, có sàn cao hơn đường nước.

Đối với mục đích thương mại, từ trong lịch sử, các boong giếng của tàu chở khách thường dành cho hành khách hạng thấp nhất, như boong giếng của tàu Titanic – dành cho hành khách hạng ba. Vào giữa thế kỷ XX, khái niệm thiết kế boong giếng trong tàu chở khách đã lỗi thời, và các tàu mới hơn được thiết kế với boong phẳng. Ngày nay, một số tàu thương mại có cấu trúc boong giếng tương tự ở các phiên bản quân sự./.

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *