Câu lạc bộ sĩ quan (wardroom) là cabin hoặc khoang sinh hoạt trên tàu chiến hoặc tàu quân sự dành cho các sĩ quan hải quân trên cấp midshipman (học viên sĩ quan, hoặc sĩ quan dưới cấp thiếu úy, những người sẽ thành sĩ quan chính thức). Mặc dù thuật ngữ này thường áp dụng cho các sĩ quan trong hải quân, nhưng nó cũng được áp dụng cho các sĩ quan hàng hải và sĩ quan bảo vệ bờ biển ở những quốc gia có các quân binh chủng như vậy. Trên các tàu lớn hơn, chẳng hạn như tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ, có thể có nhiều hơn một phòng câu lạc bộ loại này. Nó cũng có thể được sử dụng trên các “khinh hạm đá” (tảng băng nổi được sử dụng nửa như một căn cứ hay một con tàu di chuyển trên vùng biển ôn đới) để chỉ các cơ sở ăn ở dành cho sĩ quan tương tự tại các các cứ hải quân, hàng hải và bảo vệ bờ biển trên bờ.
Thuật ngữ wardroom cũng được sử dụng (theo nghĩa ẩn dụ) để chỉ những cá nhân có quyền tham dự, sinh hoạt trong wardroom đó. Nói đến wardroom là ẩn ý nói đến tầng lớp các sĩ quan.
Câu lạc bộ sĩ quan là nơi nghỉ ngơi, thư giãn và giải trí, đồng thời là phòng ăn của sĩ quan. Thông thường, một phòng trưng bày hoặc phòng rửa bát đĩa liền kề với câu lạc bộ. Dịch vụ bàn được cung cấp bởi những đầu bếp (steward), thường được gọi là “chuyên viên ăn uống” (mess specialist) hoặc “chuyên viên ẩm thực” (culinary specialist).
Trên các tàu chiến không phải của Hải quân Hoa Kỳ, thường có một quầy bar để khách có thể mua đồ uống có cồn. Tàu có thể là tàu “ướt” (wet) hoặc “khô” (dry). Tàu “ướt” là cho phép uống rượu khi ở trên biển (mặc dù vẫn có thể bị cấm trong khi đang thực hiện nhiệm vụ, khi đi ca), trong khi tàu “khô” chỉ cho phép uống rượu khi cập ở cảng. Các tàu của Hải quân Hoa Kỳ đã không cho phép uống rượu trên tàu kể từ năm 1913, mặc dù kể từ năm 1980, điều này được miễn trừ đối với các tàu trên biển quá 60 ngày mà không ghé cảng.
Các câu lạc bộ sĩ quan có các quy tắc quản lý nghi thức và phong tục quân sự. Theo truyền thống, ba chủ đề được coi là cấm kỵ: chính trị, tôn giáo và tình dục. Trước đây chủ đề cấm kị thứ ba là ladies (phụ nữ), nhưng sau đã được thay đổi khi ngày càng có nhiều nữ sĩ quan tham gia câu lạc bộ của tàu chiến và tàu tuần duyên. Trên những con tàu lớn trong thời bình, chuyện làm ăn buôn bán cũng bị dè bỉu. Nó cũng được coi là không phù hợp để thực hiện công việc hoặc gặp gỡ cấp dưới trong câu lạc bộ. Thông thường, khi bước vào phòng ăn vào giờ ăn (vào trễ), các thành viên phải xin phép quan chức cấp cao nhất có mặt trước khi vào bàn.
Một thuyền phó của tàu thường là chủ tịch câu lạc bộ (mess president). Trên tàu chiến và tàu cảnh sát biển, thuyền trưởng thường không phải là thành viên (không tham gia) câu lạc bộ, nhưng được mời tham gia cùng các thành viên trong những dịp đặc biệt.
Một lưu ý quan trọng trong các câu lạc bộ sĩ quan trên tàu của Hải quân Hoàng gia Anh (RN) là nghi thức nâng ly cung chúc Quốc vương hàng ngày. Thông thường, những người nâng cốc chúc mừng quốc vương trước tiên sẽ đứng dậy, hướng về quốc vương trước khi nâng ly và tuyên bố lời chúc. Trong câu lạc bộ sĩ quan của tàu, các sĩ quan vẫn được phép ngồi để nâng ly chúc mừng quốc vương. Tục lệ này ra đời sau sự cho phép của Vua William IV; khi nhà vua đang dùng bữa trong câu lạc bộ sĩ quan trên một con tàu chiến đã tự mình đứng dậy để đáp lại lời chúc và đội đầu vào trần do chiều cao khoảng không giữa các boong tàu chiến trong thời kỳ đó thấp./.