KINH DỊCH CƠ BẢN

Kinh Dịch” là một trong ba bộ kinh cổ nhất Trung Hoa, sau “Kinh Thi” và “Kinh Thư”. Khắp thế giới có lẽ không có bộ sách nào kì dị như “Kinh Dịch”. Ngoài ra, nó có vẻ có mối liên hệ với Thần số học của người Phương Tây, cũng hàng ngàn năm trường tồn và phát triển và không kém phần bí ẩn.

Việc tìm hiểu Kinh dịch không phải ai cũng có thành tựu. Lại phải tìm đúng sách, đầu tư nghiêm túc, có đam mê, có một thiên hướng, một cơ duyên nhất định, có một vài cơ sở nào đó về cổ học, về tâm linh, huyền học… Nếu là người bắt đầu, tôi khuyên bạn nên tiếp cận bản dịch của học giả Nguyễn Hiến Lê – “Kinh dịch đạo của người quân tử”.

“Kinh” là nhân sinh quan, vũ trụ quan, cách xử thế (gồm Thoán TừHào Từ).

Dịch” là “biến đổi”, là “biến dịch”, là “giao dịch” (âm dương, đực cái), là “dịch chuyển”… Nhưng dễ hiểu và dễ liên tưởng nhất là sự “dịch chuyển” các “quẻ đơn” (cũng gọi là “hào”, là các vạch liền, vạch đứt; vạch liền là dương và các vạch đứt là âm) mà thành 64 “quẻ trùng” gọi tắt là 64 QUẺ. Các vạch liền đứt này đổi chỗ cho nhau, chồng lên nhau tạo ra 64 dấu hiệu khác biệt, mang những luận đoán khác nhau tùy người, tùy thời, tùy việc.

Hào” là gì? Mỗi một gạch liền hay đứt thì gọi là một “hào”.
Gạch liền là “hào dương”, cũng gọi là hào cửu. Gạch đứt là “hào âm”, cũng gọi là hào lục (ở đây, cửu không phải là 9 mà lục không phải là 6).
Hào dương: để chỉ đàn ông, cương cường, thiện, đại, chính, thành thực, quân tử, phú quý.
Hào âm: để chỉ đàn bà, nhu thuận, ác, xấu (trái với thiện), tà ngụy (trái với thành thực), tiểu nhân, bần tiện.
Trong một quẻ trùng có 6 hào, thứ tự từ dưới lên, được quy định: Hào 1, 3, 5 là dương; 2, 4, 6 là âm.
Hào dương ở vị trí dương là chính. Hào âm ở vị trí âm là chính. Ngược lại gọi là bất chính.

Quẻ đơn? Gồm 3 hào, các “hào” chồng lên nhau, đổi chỗ cho nhau. Có tất cả 8 “quẻ đơn” gồm:

Mỗi quẻ đơn được gán các biểu tượng, người, vật, phương hướng, màu sắc… 8 quẻ này gọi là “quẻ đơn” (chỉ có 8) để phân biệt với “quẻ trùng” (64).

Quẻ trùng? Gồm 2 quẻ đơn hay 6 hào. Là đối tượng chính của Kinh Dịch. 8 quẻ đơn này chồng lên nhau, đổi chỗ cho nhau.
Trong một “quẻ trùng” như vậy là có 6 “hào”. Từ dưới lên trên (từ 1 đến 6) lần lượt gọi là “hào Sơ”, “hào Nhị”, “hào Tam”, “hào Tứ”, “hào Ngũ”, “hào Thượng”.

Quái” là gì? Trong một “quẻ trùng”, 3 hào dưới gọi là “Nội Quái”, 3 hào trên gọi là “Ngoại Quái”. Nếu nội quái và ngoại quái trùng tên thì gọi là “Trùng Quái”.
Nội quái, ngoại quái có 3 cấp độ: sơ, trung, mạt.

Tên “quẻ trùng” được đặt như thế nào?
64 “quẻ trùng” được gọi tắt là 64 “quẻ”. Tên mỗi quẻ gồm 3 từ: một từ thể hiện “ngoại quái”, một từ thể hiện “nội quái” và một từ (đơn, hoặc kép) mang đặc tính hay nghĩa của quẻ.
Ví dụ: “Thiên Địa Bĩ” (quẻ số 12, ), Thiên ~ Càn, Địa ~ Khôn, Bĩ có nghĩa như trong “bĩ cực”.
Ví dụ: “Thủy Hỏa Kí Tế” (quẻ số 63, ), Thủy ~ Khảm, Hỏa ~ Li, Kí Tế có nghĩa là “đã xong”, “đã thành”, “đã qua sông”…
Như vậy, để đặt tên:
Càn ~ Thiên, Khôn ~ Địa, Li ~ Hỏa, Khảm ~ Thủy, Cấn ~ Sơn, Đoài ~ Trạch, Tốn ~ Phong, Chấn ~ Lôi.
Chú ý: 2 quẻ đơn cùng tên chồng lên nhau thì đặt là “Thuần …” (“Thuần Càn”, “Thuần Khôn”…).

Thoán từ” là gì? Là do Văn Vương viết ra, cũng gọi là quái từ cho mỗi quẻ (chú giải từng quẻ).

Hào từ” là gì”? Là do Chu Công viết ra (chú giải từng hào).

4 vị thánh là ai? Phục Hy, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử.

Có nhiều thuyết khác nhau về xuất xứ và tác giả của Kinh Dịch. Có thể tin như sau: Phục Hy (4486-4365 TCN) là người xem xét các hiện tượng trên trời mà vạch ra bát quái (tiên thiên bát quái). Văn Vương (1154-1046 TCN) là người sắp xếp các bát quái (trùng quái) thành ra 64 quẻ và chú giải sơ khởi (đặt tên và tìm nghĩa, nhưng rất ngắn gọn). Chu Công (1110-1043 TCN) là người chú giải chi tiết, phát triển các chú giải sơ khởi của Văn Vương (giải nghĩa đến từng hào một, tổng cộng 384 hào, từ đây Kinh Dịch còn được người đời sau gọi là Chu Dịch). Khổng Tử (551-479 TCN) là người phát triển, hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi (soạn ra “Thập Dực”).

Thập dực(thập truyện) là gì? Sự thật chỉ có “Thất dực”, nhưng tổng cộng có 10 thiên, nên gọi là “Thập dực”. Gồm: “Thoán Truyện” (2 thiên), “Tượng Truyện” (2 thiên), “Hệ Từ Truyện” (2 thiên), “Văn Ngôn Truyện” (1 thiên), “Thất Quái Truyện” (1 thiên), “Tự Quái Truyện” (1 thiên), “Tạp Quái Truyện” (1 thiên). Gọi Thất dực hay Thập dực là tồn tại của lịch sử, có nhiều điều còn chưa xác thực, có phần vô lí, lộn xộn.
Chữ “Truyện” thời xưa có nghĩa khác ngày nay. Những lời giải thích kinh gọi là truyện. Ví dụ, Kinh Xuân Thu của Khổng Tử được Tả Khâu Minh giải thích, gọi là Tả truyện.
Nghiên cứu đầy đủ Kinh Dịch bao gồm cả Thập dực là hết sức phức tạp, khó tỏ tường, có chỗ bế tắc, cần tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu.
Người bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng Kinh Dịch chỉ nên bắt đầu với “Thoán Từ” và “Hào Từ”.

Tứ đức (đặc tính của các quẻ) gồm: nguyên, hanh, lợi, trinh.
Nguyên (nhân): đầu tiên, lớn, trùm mọi điều thiện.
Hanh (lễ): hanh thông, thuận tiện, tập hợp các điều hay.
Lợi (nghĩa): nên, thỏa thích, hòa hợp các điều phải.
Trinh (trí): chính, bền chặt, gốc của mọi việc.

Cấp độ tốt xấu của quẻ:
Cát: tốt lành.
Hung: ngược với cát, xấu nhất.
Hối: lỗi, ăn năn.
Lận: lỗi nhỏ, tiếc.
Vô cữu: không có lỗi, lỗi không thuộc về ai cả.

Tam tài: trời (hào trên), người (hào giữa), đất (hào dưới).
3 nhân tố cần tính đến khi xem quẻ: trung, chính thời.
Hào dương mà ở vị trí không trung, chính thì cũng xấu; dù hào âm mà vị trí trung, chính thì cũng tốt.

Thế nào là trung?
Nội quái có 3 hào: 1 là sơ, 2 là trung, 3 là mạt. Ngoại quái có 3 hào: 4 là sơ, 5 là trung, 6 là mạt.
Vậy trung là những hào ở giữa nội quái và ngoại quái, tức hào 2 và 5, dù bản thể của hào là dương hay âm thì cũng vậy.

Thế nào là chính?
Trong 6 hào các hào lẻ (1, 3, 5) có vị trí là dương; những hào chẵn (2, 4, 6) là âm.
Hào dương ở vị trí dương là chính, ở vị trí âm là bất chính.
Hào âm ở vị trí âm là chính, ở vị trí dương là bất chính.
Ví dụ quẻ Thuần Càn: hào 2 và 5 là trung, nhưng hào 2 không chính (dương ở vị trí âm). Chỉ hào 5 được cả trung và chính…

Thế nào là thời?
Hào 1 và 4 là sơ thời, hào 3 và 6 là mạt thời, 6 cũng mà mạt thời của trùng quái…

(Xem tiếp: Cách gieo quẻ bói trong Kinh Dịch)

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *