TÀU ĐỔ BỘ LỚP Polnocny, PROJECT 771

Tổng quan:
– Tên gọi: Project 771 (tên NATO – Polnochny)
– Xưởng đóng tàu: Nhà máy đóng tàu Stocznia Północna, Gdynia, Ba Lan
– Lớp dưới: Polnochny-A, Polnochny-B, Polnochny-C, Polnochny-D, NS-722
– Lịch sử phục vụ: 1967-nay
– Hoàn thành: 108
– Đang hoạt động: 33
– Kiểu loại: tàu đổ bộ
– Lượng giãn nước (đầy tải):
+ 800 tấn Polnochny-A
+ 834 tấn Polnochny-B
+ 1.150 tấn Polnochny-C (Project 773)
+ 1.253 tấn Polnochny-C (Project 776)
+ 1.233 tấn Polnochny-D
+ 1.410 tấn NS-722
– Chiều dài:
+ 73 m ở phiên bản Polnochny-A/Polnochny-B
+ 81,3 m ở phiên bản Polnochny-C/Polnochny-D
+ 88,7 m ở phiên bản NS-722
– Độ rộng: 9,6 m
– Mớn nước: 2,3 m
– Động lực đẩy: 2 tuabin Kolomna 40-D của Liên Xô, 2 trục chân vịt
– Tầm hoạt động: 1000 hl (2000 km) với 18 hl/g (33 km/h)
– Thủy thủ đoàn: tối đa 41
– Vũ khí:
+ 4 x tên lửa phòng không SA-N-5 SAM MANPADS
+ 2 x khẩu pháo 30 mm AK-230 2 nòng
+ 2 x 122 mm – pháo phản lực WM-18

Polnochny-D

Tàu đổ bộ lớp Polnocny (hay Polnochny) là ký hiệu của NATO cho loại tàu đổ bộ do Ba Lan thiết kế và bắt đầu sản xuất từ năm 1967 bao gồm 6 đề án (projects) là 770, 771, 773, 776, 773U và NS-722. Polnocny-A/B/C/D được sử dụng trong Hải quân Ba Lan từ năm 1967-2002 thì đa số được thay thế bằng đề án NS-722. Ngoài ra nó còn phục vụ trong Hải quân Liên Xô và nhiều quốc gia khác cho đến tận bây giờ. Tính đến năm 1986 đã có 107 tàu được đóng.

Polnocny là loại tàu đổ bộ cỡ trung bình của Hải quân Ba LanHải quân Nga. Trọng tải tối đa từ 800 tấn đến không quá 1.500 tấn. So với các tàu đổ bộ cỡ trung bình của Phương Tây ví dụ như của Mỹ thì nó nhỏ hơn nhiều. Cửa tàu có 2 cánh, dạng hình cung, cho phép đổ bộ dễ dàng lên bãi biển. Phiên bản Polnocny-C có thể mang 8 xe bọc thép chở quân hoặc 250 tấn hàng hóa và khoảng cả 2 đại đội hải quân đánh bộ. Phiên bản Polnocny-B cũng có thể mang đến 6 xe chiến đấu bộ binh BMP-1, 6 xe bọc thép chở quân BTR-60 hay BTR-80 hoặc 5 xe tăng hạng nhẹ PT-76 cùng 3 đại đội hải quân đánh bộ (hơn 100 lính) trang bị vũ khí đầy đủ.

Tàu trang bị 2 pháo cao tốc 2 nòng AK-230 30 mm nhằm phòng không hoặc chống các mục tiêu bọc thép yếu trên biển hoặc trên bờ, cũng có thể hỗ trợ hỏa lực nhưng ít khi cần. 1 hệ thống gồm 4 tên lửa phòng không tầm thấp dẫn đường bằng IR (hồng ngoại) SA-N-5. Tàu cũng có thể hỗ trợ hỏa lực tầm gần cho lực lượng đổ bộ bằng dàn pháo phản lực bắn loạt WM-18 cỡ nòng 122,4 mm cùng 180 quả đạn, một số tàu không được trang bị dàn phóng này.

Thông số các biến thể chính

Project 770D, 770M, 770MA, 770T (Tên NATO – Polnocny-A)
– Chiều dài: 73 m
– Độ rộng:  8,62 m
– Lượng giãn nước (đầy tải): 800 tấn
– Tốc độ: 19 hl/g (35 km/h)
– Số tàu được đóng: 35
– Tầm hoạt động: 1800 hl (16 hl/g)
– Thủy thủ đoàn: 42 (4 sĩ quan)

Project 771 (Tên NATO – Polnocny-B)
– Chiều dài: 73 m
– Độ rộng: 9,02 m
– Lượng giãn nước (đầy tải): 834 tấn
– Tốc độ: 18,4 hl/g (33 km/h)
– Số tàu được đóng: 25
– Tầm hoạt động: 2000 hl (16 hl/g)
– Thủy thủ đoàn: 37 (4 sĩ quan)

Project 773 (Tên NATO – Polnocny-C)
– Chiều dài: 81,3 m
– Độ rộng: 9,3 m
– Lượng giãn nước (đầy tải): 1150 tấn
– Tốc độ: 18 hl/g (33 km/h)
– Số tàu được đóng: 8
– Tầm hoạt động: 3000 hl (16 hl/g)
– Thủy thủ đoàn: 45 (5 sĩ quan).

Ngoài ra còn lớp Polnocny-DNS-722. Trong đó Polnocny-D có trọng lượng đầy tải là 1233 tấn, chiều dài 81,3 m và vận tốc 16 hl/g (30 km/h). NS-722 có trong lượng đầy tải 1410 tấn, chiều dài 88,7 m và vận tốc 17 hl/g (31 km/h). Cả hai đều có 1 bãi đáp cho trực thăng ở phía trên đủ cho 1 chiếc Mil Mi-17 hoặc Kamov Ka-27. Có 4 chiếc Polnocny-D được đóng cho Ấn Độ còn NS-722 chỉ có 1 chiếc được đóng cho Yemen.

Từ khi sản xuất năm 1967 đến nay thì nhà máy đóng tàu Stocznia Polnocna của Ba Lan đã đóng được 108 tàu đổ bộ lớp Polnocny. Hiện còn 33-40 tàu còn hoạt động. Tàu tuy có kích thước nhỏ hơn so với các tàu đổ bộ cỡ trung bình khác mà NATO hay dùng, không có bãi đậu trực thăng nhưng lại có khả năng chuyên chở nhiều xe bọc thép chở quân hoặc xe chiến đấu bộ binh cùng các đơn vị lính thủy đánh bộ với quân số đầy đủ để tác chiến, có khả năng hỗ trợ hỏa lực trên bờ biển bằng pháo phản lực bắn loạt và có thể thực hiện phối hợp đổ bộ nhiều chiếc trong các chiến dịch lớn. Hiện còn 11 lực lượng hải quân của các quốc gia trên thế giới còn sử dụng loại tàu này.

Các quốc gia từng sử dụng: Ethiopia; Somalia; Ba Lan (22 chiếc đã loại biên).

Các quốc gia sử dụng: Angola (3); Algérie (1); Azerbaijan (4); Bulgaria (4); Ai Cập (3); Ấn Độ (5); Libya (3); Iran (1); Iraq  (1);  Nga (6); Syria (3); Ukraina (1); Yemen (1).

Việt Nam: 3 Polnocny-B (hiện vẫn phục vụ trong biên chế)./.

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *