Tổng quan (P-3C Orion):
– Kíp bay: 11
– Chiều dài: 35,6 m
– Sải cánh: 30,4 m
– Chiều cao: 11,8 m
– Diện tích cánh: 120,8 m²
– Trọng lượng rỗng: 35.000 kg
– Trọng lượng có tải: 61.400 kg
– Trọng tải có ích: 26.400 kg
– Trọng lượng cất cánh tối đa: 64.400 kg
– Động cơ: 4 × Allison T56-A-14 kiểu turboprop, 4.600 shp (3.700 kW) mỗi chiếc
– Cánh quạt: 4 cánh Hamilton Standard cánh quạt, 1 mỗi động cơ
– Đường kính cánh quạt: 4,11 m
– Vận tốc cực đại: 411 hl/g (750 km/h)
– Vận tốc hành trình: 328 hl/g (610 km/h)
– Tầm bay: 2.380 hl (4.400 km)
– Bán kính chiến đấu: 1.346 hl (2.490 km)
– Tầm bay chuyển sân: 4.830 hl (8.944 km)
– Thời gian bay: 16 h
– Trần bay: 10.400 m
– Vận tốc lên cao: 16 m/s
– Tải trên cánh: 530 kg/m²
– Công suất/trọng lượng: 0,06 kW/kg
– Vũ khí:
+ Giá treo: 10 giá treo tải được 9.100 kg, mang được:
+ Tên lửa không đối đất: AGM-65 Maverick, AGM-84 Harpoon,
+ Tên lửa tấn công mặt đất: AGM-84 Standoff (SLAM-ER)
+ Bom đa năng: 10×Mk 20 Rockeye, Mk 80 Series (18×Mk 82, Mk 83, Mk 84)
+ Bom hạt nhân Mk 101 Lulu; B57
+ Ngư lôi: 8× Mk 46, 6× Mk 50, 7× Mk 54 or MU90 Impact
+ Thủy lôi: Mk 25, Mk 39, Mk 55, Mk 56, Mk 60 CAPTOR hoặc Mk 65 Quickstrike
+ Sonobuoy chủ động và bị động
– Khí tài:
+ Raytheon AN/APS-115 (Maritime Surveillance Radar, Radar giám sát hàng hải)
+ AN/APS-137D(V)5 (Inverse Synthetic Aperture Search Radar, Radar tìm kiếm khẩu độ tổng hợp ngược)
+ APX-72, APX-76, APX-118/123 (IFF, Identification Friend or Foe, hệ thống nhận biết địch ta):
+ Hệ thống camera quan sát hồng ngoại đa cảm biến quang điện tử (EO/IR: ASX-4 (Advanced Imaging Multispectral Sensor, AIMS, cảm biến đa hình ảnh tiên tiến); ASX-6 (Multi-Mode Imaging System, MMIS, hệ thống hình ảnh đa chế độ)
+ ESM (Electronics Support Module, modun giám sát điện tử): ALR-66 (Radar Warning Receiver, thiết bị thu cảnh báo radar); ALR-95(V)2 (Specific Emitter Identification/Threat Warning, nhận dạng nguồn phát/ cảnh báo mối đe dọa)
+ Hazeltine Corporation AN/ARR-78(V) (sonobuoy receiving system, hệ thống thu vớt phao thủy âm vô tuyến)
+ Fighting Electronics Inc AN/ARR-72 (sonobuoy receiver, thiết bị thu tín hiệu phao thu thủy âm vô tuyến)
+ IBM Proteus UYS-1 (acoustic processor, bộ xử lý âm thanh)
+ AQA-7 (directional acoustic frequency analysis and recording sonobuoy indicators, thiết bị phân tích tần số âm thanh định hướng và ghi lại dữ liệu phao thủy âm vô tuyến)
+ AQH-4 (V) (sonar tape recorder, máy ghi sonar)
+ ASQ-81 (magnetic anomaly detector -MAD, thiết bị dò tìm từ trường)
+ ASA-65 (magnetic compensator, thiết bị tiêu từ)
+ Lockheed Martin AN/ALQ-78(V) (electronic surveillance receiver, máy thu tín hiệu điện tử).
Lockheed P-3 Orion là một máy bay bốn động cơ cánh quạt chống ngầm và giám sát lãnh hải phát triển bởi Hải Quân Hoa Kỳ và được giới thiệu vào những năm 1960. Lockheed dựa trên khung của chiếc máy bay thương mai Lockheed L-188 Electra để phát triển nên Orion. Orion có thể được phân biệt một cách dễ dàng với một chiếc Electra nhờ có chiếc đuôi giống như một mũi kim rất đặc thù có tên gọi “MAD Boom”, được dùng để dò từ trường của tàu ngầm.
Qua nhiều năm, chiếc máy bay đã có rất nhiều điểm mới trong thiết kế, đáng chú ý nhất là các gói nâng cấp hệ thống điện tử. Phiên bản P-3 Orion vẫn còn đang được dùng bởi khá nhiều lực lượng Hải Quân và Không Quân của các nước trên thế giới, chủ yếu có nhiệm vụ tuần tra biển, trinh sát, chống hạm và chống ngầm. Có tổng cộng 734 chiếc P-3 đã được sản xuất đến năm 2012, nó gia nhập đội ngũ máy bay quân sự bao gồm máy bay ném bom chiến lược Boeing B-52 Stratofortress, máy bay chở dầu và tiếp nhiên liệu trên không Boeing KC-135 Stratotanker và máy bay vận tải C-130 Hercules trong danh sách các máy bay đã phục vụ Quân đội Hoa Kỳ trong liên tiếp 50 năm. Các máy bay P-3 còn lại của Hải Quân Hoa Kỳ sẽ được sửa chữa và nâng cấp lên biến thể mới là P-8A Poseidon.
Tháng 8/1957, Hải Quân Hoa Kỳ đề nghị các máy bay chống ngầm cũ sử dụng động cơ piston là Lockheed P2V Neptune (sau đổi tên P-2) và Martin P5M Marlin (sau đổi tên P-5) được thay thế với một máy bay tiên tiến để tiến hành các cuộc tuần tra trên biển và mặt trận chống ngầm, L-188 Electra.
Orion có 4 động cơ cánh quạt Allison T56, cho phép chiếc máy bay có vận tốc tối đa 411 hải lý (761 km/h; 473 mph), giúp nó có thể được so sánh với các tiêm kích cánh quạt nhanh nhất, hay thậm chí là các máy bay động cơ phản lực như là máy bay ném bom Fairchild Republic A-10 Thunderbolt II hay Lockheed S-3 Viking. Các máy bay tuần tra tương tự bao gồm chiếc Ilyushin II-38 của Xô Viết hay chiếc Breguet Atlantique của Pháp, trong khi người Anh biến thể máy bay phản lực de Havilland Comet thành Hawker Siddeley Nimrod.
Phiên bản sản xuất đầu tiên, số hiệu P3V-1, cất cánh vào ngày 15/4/1961. Màu sơn được thay đổi đến đầu những năm 2000 là màu xám bóng. Số hiệu máy bay được in cỡ lớn trên cánh đuôi, nhưng số hiệu phi đội trên thân máy bay bị bỏ qua.
Các cải tiến từ 1963 trên P-3 Orion đến 1965 chủ yếu ở hệ thống máy tính thành phiên bản P-3C Orion.
Ba chiếc máy bay Electra mất tích từ giữa tháng 2/1959 đến 3/1960 nguyên nhân là do cơ gắn kết quá yếu, không thể chịu được luồn khí xoáy có thể ảnh hưởng đến các động cơ phía ngoài, các rung động mạnh tăng lên cho đến khi các cánh bị xé ra khỏi thân máy bay. Tất cả những chiếc Electra còn sống sót trong số 145 chiếc được sửa đổi bằng chính kinh phí do Lockheed bỏ ra tại nhà máy, mỗi chiếc mất 20 ngày để sửa chữa và thay thế. Những thay đổi này sau đó được kết hợp vào những chiếc Electra sau này.
Để kéo dài tuổi thọ, Lockheed Martin mở một dây chuyền sản xuất cánh máy bay P-3 mới vào năm 2008 cho các sản phẩm giao hàng vào năm 2010.
Biến thể: WP-3D; EP-3E Aries; EP-3E Aries II; AP-3C; CP-140 Aurora; CP-140A Arcturus; P-7; Orion 21.
Quốc gia sử dụng: Argentina; Úc; Brasil; Canada; Chile; Đức; Hy Lạp; Iran; Nhật Bản; New Zealand; Pakistan; Bồ Đào Nha; Hàn Quốc; Tây Ban Nha; Trung Quốc (1966-1967); Thái Lan; Hoa Kỳ; Hà Lan./.