TÀU NGẦM DIESEL-ĐIỆN TÊN LỬA ĐẠN ĐẠO LỚP G (Golf), TYPE 031

Tổng quan:
(Tàu ngầm diesel-điện Type 031 là biến thể duy nhất một chiếc của Golf class)
– Lượng giãn nước: 2.350 tấn (nổi); 2.900-2.950 tấn (khi lặn)
– Chiều dài: 99 m
– Độ rộng: 8,5 m
– Mớn nước: 6,5-6,6 m
– Động lực đẩy diesel-điện:
+ 3 động cơ diesel PRC Type 37D
+ Ắc-quy axit-chì 224-cell Type 46SU
+ 3 động cơ điện 6.000 shp
+ 3 trục
– Tốc độ: 17 hl/g (khi nổi), 13-14 hl/g (khi lặn)
– Cự li hoạt động: 6000 hl, ở vận tốc 15 hl/g khi nổi
– Khí tài:
+ MRP-25 (“Snoop Plate”) (I) Radar tìm kiếm bề mặt 25 hl (góc phương vị)
+ Nakat (“Stop Light-A”) ESM
+ RDF “Quad Loop”
+ Sonar chủ động Herkules
+ MG-200 Artika (“Pike Jaw”) Sonar chủ động 2 hl (phương vị, cự li, độ sâu)
+ MG-15 Feniks (“Trout Cheek”) Sonar thụ động 6 hl (phương vị, phân loại)
+ Máy đo sâu dòng Nel
– Vũ khí: 2 x JL-2 (tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm SLBM)
– Ống phóng ngư lôi: 10 x 533 mm (6 mũi tàu, 4 đuôi tàu) cho ngư lôi Yu-1
– Thủy thủ đoàn: 86-87 (12 sĩ quan, 74 quân nhân).

Những nỗ lực ban đầu của Trung Quốc nhằm tạo ra một hệ thống tên lửa-hạt nhân phóng từ biển đã được lên kế hoạch sử dụng 2 tàu ngầm diesel-điện Project 629 (tên NATO – lớp Golf) cỡ lớn và 7 tên lửa đẩy chất lỏng R-11F được chuyển giao từ Liên Xô vào đầu những năm 1960. Nhưng việc chế tạo những tên lửa phóng từ biển này gặp phải vô số vấn đề và vì một số lý do mà tên lửa không bao giờ được chuyển giao.

Type 031 tương tự (nhưng không giống) với lớp “Golf-I” của Liên Xô. Được đóng tại nhà máy đóng tàu Đại Liên, đây là tàu ngầm tên lửa đạn đạo duy nhất được cấp phép chế tạo bên ngoài nước sở tại. Con tàu được đưa vào hoạt động vào tháng 9/1964, theo các nguồn tin của Trung Quốc. Năm 1967, các nguồn tin tình báo Mỹ xác định một tàu ngầm lớp G đang được chế tạo, lắp ráp tại Nhà máy đóng tàu Lu-ta và sau đó đóng tại Căn cứ Hải quân Hsiao-ping Tao. Nó có chiều dài 97,5 m.

Do Trung Quốc chế tạo theo kế hoạch của Nga, chiếc tàu ngầm này ban đầu được trang bị cho 3 quả tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm SLBM (submarine-launched ballistic missile) của Nga. Do các quả tên lửa SLBM thế hệ đầu tiên của Trung Quốc (JL-1) có đường kính lớn hơn so với tên lửa của Liên Xô, tàu chỉ có hai ống phóng vị trí tháp chỉ huy. Đến đầu những năm 1970, Trung Quốc nhận ra rằng việc tiếp tục nỗ lực Project 629 là vô nghĩa. Việc phát triển tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo của Trung Quốc bắt đầu với một tàu ngầm lớp Golf. Tàu mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng thông thường này được cam kết đóng vai trò bệ thử nghiệm trong việc phát triển một loại tên lửa mới theo thiết kế của Trung Quốc. Đến năm 1972, tình báo Mỹ đã có bằng chứng về các phương tiện phóng trên đất liền cũng như việc chế tạo một bệ phóng ống ngoài khơi phục vụ các cuộc thử nghiệm phóng dưới nước.

Tàu ngầm đã hoàn thành xuất sắc hàng chục nhiệm vụ phóng thử nghiệm dưới nước. Vào tháng 10/1982, tàu ngầm Trường Thành lần đầu tiên thực hiện thành công vụ phóng dưới nước, nhờ đó Trung Quốc trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới có khả năng phóng tên lửa dưới nước. Sau khi quá trình thử nghiệm JL-1 hoàn tất, thiết bị phụ đã được lắp đặt trong một thời gian.

Tuy nhiên vào những năm 1990, nó lại được ra khơi để thử nghiệm SLBM JL-2. Trong thời gian này, chỉ có một trong các ống phóng được kích hoạt lại. Chương trình JL-2 đã sử dụng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo thông thường SSB lớp Golf làm nền tảng thử nghiệm. JL-2 đã được bắn thử ba lần, vào các năm 2005, 2006 và 2008.

Theo các nguồn tin của Trung Quốc, lần phóng JL-2 đầu tiên diễn ra thành công vào tháng 6/2003. Vào tháng 1/2004, JL-2 có một chuyến bay thử nghiệm phóng từ mặt đất khác thành công. Hai chuyến bay thử nghiệm đã hoàn thành việc đánh giá hiệu suất của động cơ. Vào tháng 6/2005, JL-2 được khai hỏa lần đầu tiên bởi một tàu ngầm thông thường 031 (Type G) – Changcheng 200. Vụ phóng tên lửa đã tiến hành được đánh giá là thành công. Năm 2006, một quả JL-2 phóng từ tàu ngầm Type 031 đã bị hỏng. Vào tháng 5/2008, một quả JL-2 đã được phóng thành công từ tàu ngầm Type 031 này. Đầu năm 2009, JL-2 lần đầu tiên được tàu ngầm Type 094 phóng thành công. Sau khi kết thúc thử nghiệm JL-2, con tàu 200 một lần nữa được đưa vào lực lượng dự bị.

Open Source IMINT lưu ý rằng “hình ảnh mới nhất từ ​​ngày 15/2/2013 vẫn cho thấy Type 031 đang hoạt động, như gợi ý về sự hiện diện của nó tại cầu cảng xử lý vũ khí. Có lẽ cũng cần lưu ý rằng Type 031 gần đây đã hoàn thành chu kỳ bảo dưỡng kéo dài một năm từ năm 2009 đến năm 2010, như báo chí Trung Quốc đưa tin. Sự vắng mặt của tàu ngầm Xiaopingdao cũng đã được xác nhận trên hình ảnh vệ tinh”./.

Bài viết được đề xuất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *