TÀU TUẦN TRA LỚP Đức Hồng (Tuzhong)

Tổng quan:
– Nhà sử dụng: Hải cảnh Trung Quốc (CCG)
– Nhà máy đóng tàu: Trung Hoa (Thượng Hải)
– Lượng giãn nước: 2.300 tấn (tiêu chuẩn); 3.600 tấn (đầy tải)
– Lịch sử phục vụ: 1980 – nay
– Hoàn thành: 4
– Hoạt động: 3
– Kiểu loại: tàu tuần tra, cứu nạn và cứu hộ
– Lượng giãn nước: 3.658 tấn (đầy tải)
– Chiều dài: 84,9 m
– Chiều rộng: 14 m
– Mớn nước: 5,5 m
– Động lực đẩy:
+ 2 x động cơ diesel 10ESDZ 43/82B, công suất 8600 mã lực (6320 kW)
+ 2 x trục
– Tổng công suất: 9.000 mã lực (6.700 kW)
– Tốc độ: 18,5 hl/g (34,3 km/h)
– Quân số: 60
– Khí tài: Radar dẫn đường Fin Curve
– Vú khí: 2 x 37 mm.

Tàu tuần tra lớp Tuzhong (theo cách gọi của NATO, phiên âm tiếng Việt là Đức Hồng) là lớp tàu cứu hộ và cứu nạn trên biển thuộc Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc (CCG).

Ban đầu, 4 chiếc được đóng tại Nhà máy đóng tàu Zhonghua và được đưa vào phục vụ trong Hải quân vào cuối những năm 1970 là tàu kéo, cứu hộ đại dương ATR (ocean rescue tug), biên chế cho 3 hạm đội (mỗi hạm đội 1 chiếc), 1 chiếc dự bị. Các tàu được thiết kế và chế tạo cho phép sửa chữa, cứu hộ trên biển, cấp thoát nước, chữa cháy và cung cấp nguồn điện. Trong thử nghiệm bắn tên lửa liên lục địa, nó cũng có khả năng đo điểm rơi của đầu đạn.

Năm 2012, ba chiếc được chuyển giao cho Hải giám Trung Quốc và từ đó chuyển giao cho Hải cảnh.

Lớp Tuzhong có tời kéo có sức tải 35 tấn. Trong biên chế của PLAN, T710 được trang bị radar Type 352, có thể dùng để thử tên lửa hành trình.

Tàu trong lớp
– Hải Kinh 2337 (nguyên là T830, biên chế 8/1976 (Hạm đội Đông hải), chuyển Hải giám – Haijian 137).
– Hải Kinh 3367 (nguyên là T154, biên chế 9/1979 (Hạm đội Nam Hải), chuyển Hải giám – Haijian 167).
– Hải Kinh 1310 (nguyên là T710, biên chế 1/1980 của Hạm đội Bắc Hải, chuyển Hải giám – Haijian 110).
– T890 (Dự bị)./.

Xem thêm: SỐ HIỆU TÀU THUYỀN HẢI CẢNH TRUNG QUỐC

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *