CIWS là viết tắt của “Close-in weapon system”, phát âm là /ˈsiːwɪz/ SEE-wiz.
Khi được gắn trên tàu, đây là một hệ thống vũ khí phòng thủ điểm tầm gần (hiệu quả dưới 5000 m), để phát hiện và tiêu diệt tên lửa chống hạm đang bay tới, máy bay cánh cố định, máy bay cánh quay (đã xuyên thủng lớp bảo vệ tầm trung và xa), tàu thủy hoặc các phương tiện có tải trọng nhỏ, các mục tiêu ven biển và mìn trôi.
Gần như tất cả các lớp tàu chiến hiện đại cỡ lớn (tàu hộ vệ, khu trục, tuần dương, tàu sân bay, tàu đổ bộ cỡ lớn…) đều được trang bị một hoặc nhiều tổ hợp CIWS.
Trong một số trường hợp, CIWS được sử dụng trên đất liền để bảo vệ các căn cứ quân sự, khi đó, CIWS được dùng để bảo vệ căn cứ khỏi đạn pháo, tên lửa, cối…
Đặc trưng của loại vũ khí này là sử dụng pháo nòng xoay (1-2 khẩu với mỗi khẩu 6-11 nòng hoặc hơn), phổ biến là cỡ đạn 30 mm (từ 20 đến 40 mm), vì thế tốc độ bắn rất cao, đến 5000-10000 phát/phút.
Các vũ khí pháo được liên kết với hệ thống điều khiển hỏa lực (máy tính, radar, tia hồng ngoại, quang điện…) một cách đồng bộ và hoàn toàn tự động. Tổ hợp thường bố trí 01 người phụ trách.
CIWS hiện đại còn được gắn cụm tên lửa phòng không (đến 8 ống phóng), làm cho khả năng tiêu diệt mục tiêu đến cự li 20000 m, hiệu suất rất cao.
Cơ số đạn một tổ hợp CIWS lên đến vài ngàn viên, tên lửa lên đến vài chục quả.
Hiện nay trên thế giới đang có các loại pháo của CIWS phổ biến như: DARDO (của Ý); Goalkeeper (Hà Lan); AK-630, Kashtan-M, Pantsir-M (Nga); Millennium (Thụy Sĩ); Phalanx (Hoa Kỳ); Type 730/1130 (Trung Quốc); Denel 35 mm Dual Purpose Gun (Nam Phi); Meroka (Tây Ban Nha); Myriad (Pháp); Sea Zenith, Aselsan GOKDENIZ (Thổ Nhĩ Kỳ).
Vũ khí tên lửa phổ biến gồm: 9M337 Sosna-R, Pantsir/Pantsir-M, Tor (Nga); HQ-10/FL-3000N (Trung Quốc); RIM-116 Rolling Airframe Missile (Đức và Mỹ); Sea Oryx (Đài Loan).
Hạn chế của hệ thống pháo
– Tầm ngắn: tầm bắn hiệu quả tối đa của hệ thống pháo khoảng 5.000 m; các hệ thống có đạn nhẹ hơn thậm chí còn có tầm bắn ngắn hơn. Khoảng cách tiêu diệt trong thực tế dự kiến của một tên lửa chống hạm đang bay tới là khoảng 500 m trở xuống, vẫn đủ gần để gây ra thiệt hại cho cảm biến hoặc mảng pha của tàu, làm bị thương hoặc tiêu diệt con người. Do đó, một số hệ thống CIWS như Kashtan và Pantsir của Nga được tăng cường bằng cách lắp đặt các tên lửa đối không SAM tầm gần trên cùng một giá đỡ để tăng tính linh hoạt trong chiến thuật.
– Xác suất tiêu diệt hạn chế: ngay cả khi tên lửa bị bắn trúng và bị hư hại, điều này có thể không đủ để tiêu diệt nó hoàn toàn hoặc làm thay đổi hướng đi của nó. Ngay cả trong trường hợp bị trúng đích trực tiếp, tên lửa hoặc các mảnh vỡ từ nó vẫn có thể tác động đến mục tiêu đã định, đặc biệt nếu khoảng cách đánh chặn cuối cùng ngắn. Điều này đặc biệt đúng nếu đạn pháo chỉ là đạn thông thường.
Trên đất liền, CIWS cũng được sử dụng dưới dạng C-RAM. Ở quy mô nhỏ hơn, các hệ thống bảo vệ chủ động được sử dụng trong một số xe tăng (để tiêu diệt lựu đạn phóng tên lửa (RPG), và một số loại đang được phát triển. Hệ thống Drozd đã được triển khai trên xe tăng Bộ binh Hải quân Liên Xô vào đầu những năm 1980, nhưng sau đó được thay thế bằng phản ứng nổ. Các hệ thống khác hiện có hoặc đang được phát triển là Nga (Arena), Israel (Trophy), Mỹ (Quick Kill) và Nam Phi-Thụy Điển (LEDS-150).
Các hệ thống CIWS laser đang được nghiên cứu. Vào tháng 8/2014, một nguyên mẫu hoạt động đã được triển khai tới Vịnh Ba Tư trên tàu USS Ponce. Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Türkiye Bilimsel ve Teknolojik Araştırma Kurumu, TÜBİTAK) là tổ chức thứ hai sau Mỹ đã phát triển và thử nghiệm Hệ thống nguyên mẫu CIWS Laser công suất cao được dự định sử dụng trên khinh hạm lớp TF-2000 và trên các hệ thống đường không của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã bắt tay vào nghiên cứu và phát triển.
Tổng quan một số loại CIWS phổ biển:
DARDO (Ý)
– Trọng lượng: 5.500 kg
– Kiểu loại vũ khí: 2 nòng Bofors 40 (pháo)
– Tốc độ bắn: 600/900 phát/phút
– Cự li: 4.000
– Dự trữ đạn: 736 viên
– Sơ tốc đầu nòng: 1.000 m/s
– Góc tầm: −13 đến +85 độ, 60 độ/giây
– Góc hướng: 360°, 90 độ/giây
Goalkeeper (Hà Lan)
– Trọng lượng: 9.902 kg
– Kiểu loại vũ khí: 30 mm 7 nòng GAU-8 Gatling (pháo)
– Tốc độ bắn: 4.200 phát/phút
– Cự li: 3.600 m
– Dự trữ đạn: 1.190 viên
– Sơ tốc đầu nòng: 1.109 m/s
– Góc tầm: −25 đến +85 độ, 100 độ/giây
– Góc hướng: 360°, 100 độ/giây
– Phục vụ: từ 1980
Kashtan (Nga)
– Trọng lượng: 15.500 kg
– Kiểu loại vũ khí:
+ 30 mm 6 nòng GSh-6-30 Gatling (pháo)
+ 8 × 9M311K + 32 (tên lửa)
– Tốc độ bắn:
+ 10.000 phát/phút (5.000 phát/phút/khẩu)
+ 1–2 (loạt) mỗi 3–4 giây (tên lửa)
– Cự li:
+ Tên lửa: 1.500–10.000 m
+ Pháo: 300–5.000 m
– Dự trữ đạn: 2 x 2.000
– Sơ tốc đầu nòng: 960-1100 m/s
– Góc tầm: ? 50 độ/giây
– Góc hướng: 360, 70 độ/giây
– Phục vụ: 1989
Millennium (Thụy Sĩ)
– Trọng lượng: 3.300 kg
– Kiểu loại vũ khí: 35 mm 1 nòng Oerlikon Millennium, Hệ thống pháo tàu phản lực
– Tốc độ bắn: 200/1000 phát/phút
– Cự li: 3.500 m
– Dự trữ đạn: 252 viên
– Sơ tốc đầu nòng: 1.050/1.175 m/s
– Góc tầm: −15 đến +85 độ, 70 độ/giây
– Góc hướng: 360°, 120 độ/giây
– Phục vụ: 2003
Phalanx (Hoa Kỳ)
– Trọng lượng: 6.200 kg
– Kiểu loại vũ khí: 20 mm 6 nòng M61 Vulcan Gatling
– Tốc độ bắn: 4.500 phát/phút
– Cự li: 2.000 m
– Dự trữ đạn: 1.550 viên
– Sơ tốc đầu nòng: 1.100 m/s
– Góc tầm: −25 đến +85 độ, 115 độ/giây
– Góc hướng: 360°, 115 độ/giây
– Phục vụ: 1980
Type 730 (Trung Quốc)
– Trọng lượng: 9.800 kg
– Kiểu loại vũ khí: 30 mm 6 nòng GSh-6-30 Gatling
– Tốc độ bắn: 7.000 phát/phút
– Cự li: 3.000 m
– Dự trữ đạn: 640 hoặc 2 x 500 viên (tùy mẫu)
– Sơ tốc đầu nòng: 1.100 m/s
– Góc tầm: −25 đến +85 độ, 100 độ/giây
– Góc hướng: 360°, 100 độ/giây
– Phục vụ: 2007.
Các loại CIWS hiện có trên một số tàu chiến Việt Nam đang sử dụng gồm: AK-630, Kashtan-M, DARDO./.