TÀU TRẬN TUYẾN (Ship of the line)

Tàu trận tuyến(Ship of the line) là một loại tàu chiến hải quân được chế tạo trong kỉ nguyên thuyền buồm từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX. Tàu trận tuyến được thiết kế cho chiến thuật hải quân được gọi là “line of battle” (chiến tuyến), phụ thuộc vào hai hàng dọc tàu chiến đối đầu cơ động để bắn loạt với các khẩu pháo dọc theo mạn rộng của nhau. Trong các cuộc xung đột mà các tàu của đối phương đều có thể bắn từ các góc rộng của mình, bên có nhiều khẩu pháo hơn – và do đó hỏa lực mạnh hơn – thường có lợi thế hơn. Vì những cuộc giao tranh này hầu như luôn luôn giành được chiến thắng bởi những con tàu nặng nhất mang nhiều súng mạnh nhất, một cách tự nhiên là những con tàu buồm lớn nhất và mạnh nhất được chế tạo trong thời đại của chúng.

Từ cuối những năm 1840, sự ra đời của năng lượng hơi nước giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào gió trong trận chiến và dẫn đến việc đóng các tàu trận tuyến chân vịt trục vít vỏ gỗ (screw-driven wooden-hulled ship of the line); một số tàu chạy bằng buồm hoàn toàn được chuyển đổi sang cơ chế đẩy này. Tuy nhiên, sự xuất hiện của khinh hạm bọc sắt (ironclad frigate), bắt đầu từ năm 1859, đã khiến các tàu hỗ trợ hơi nước của kiểu loại tàu này trở nên lỗi thời. Tàu chiến bọc sắt (ironclad warship) đã trở thành tổ tiên của thiết giáp hạm (battleship) thế kỷ XX, tên gọi của nó chính là sự rút gọn của cụm từ “ship of the line of battle” (tàu trên chiến tuyến) hay nói một cách thông tục hơn là “battleship of the line” (tàu chiến của tuyến).

Thuật ngữ “tàu trận tuyến” (ship of the line) đã không còn được sử dụng ngoại trừ trong bối cảnh lịch sử, sau khi tàu chiến và chiến thuật hải quân phát triển và thay đổi từ giữa thế kỷ XIX, ít nhất là trong tiếng Anh (Hải quân Đế quốc Đức gọi các thiết giáp hạm của họ là Linienschiffe cho đến Thế chiến I).

Chiến thuật “trận tuyến” (line of battle)

Lịch sử

Tiền nhiệm

Tàu buồm “carrack” vũ trang hạng nặng (giống như “ship of the line”, “carrack” cũng là một từ cổ, tên gọi một loại tàu buồm vuông, mạn cao ở châu Âu thế kỉ XV), được phát triển lần đầu tiên ở Bồ Đào Nha để phục vụ thương mại hoặc chiến tranh ở Đại Tây Dương, là tiền thân của “tàu trận tuyến” (ship of the line). Các quốc gia châu Âu có biển khác nhanh chóng áp dụng nó vào cuối thế kỷ XV và đầu thế kỷ XVI. Những con tàu này được phát triển bằng cách kết hợp các đặc điểm của loại tàu “cog” của Biển Bắc và tàu “galley” (một loại tàu buồm, sàn thấp, có trang bị các mái chèo tay do nô lệ chèo) của Biển Địa Trung Hải. Các tàu cog, buôn bán ở Biển Bắc, Biển Baltic và dọc theo bờ biển Đại Tây Dương, có lợi thế hơn so với tàu galley trong trận chiến vì chúng có các sàn nâng cao lên ở mũi và đuôi tàu gọi là “castle” (lâu đài) mà các xạ thủ có thể chiếm lợi thế để bắn hạ tàu địch hoặc thậm chí để thả tạ nặng. Ví dụ, ở mũi tàu, lâu đài được gọi là “forecastle” (hay fo’c’sle hoặc fo’c’s’le, và phát âm là \FOHK-səl\). Theo thời gian, những lâu đài này ngày càng cao hơn và lớn hơn, và cuối cùng được xây dựng vào cấu trúc của con tàu, làm tăng sức mạnh tổng thể. Khía cạnh này của galley vẫn được giữ nguyên trong các thiết kế carrack kiểu mới hơn và đã chứng tỏ giá trị của nó trong các trận chiến như thế tại Diu vào năm 1509.

Mary Rose là một loại tàu carrack kiểu Anh đầu thế kỷ XVI hay được gọi là “great ship” (con tàu vĩ đại). Nó được trang bị mạnh mẽ với 78 khẩu pháo và rồi 91 khẩu sau khi nâng cấp vào những năm 1530. Được đóng tại Portsmouth vào năm 1510-1512, nó là một trong những tàu tham chiến có mục đích sớm nhất trong hải quân Anh. Nó nặng hơn 500 “tấn burthen” (đơn vị đo lường cũ ở Anh), có khoang tàu cao hơn 32 m và thủy thủ đoàn hơn 200 người, bao gồm khoảng 185 binh sĩ và 30 xạ thủ. Mặc dù là niềm tự hào của hạm đội Anh, nó bất ngờ bị chìm trong Trận chiến Solent, ngày 19/7/1545.

Henri Grâce à Dieu (tiếng Anh: “Henry Grace of God”), biệt danh “Great Harry” (Harry vĩ đại), là một tàu carrack đầu tiên khác của Anh. Cùng thời với Mary Rose, Henri Grâce à Dieu dài 50 m, nặng 1.000-1.500 tấn và có thủy thủ đoàn 700-1.000. Người ta nói rằng nó được Henry VIII đặt hàng để đáp lại con tàu Michael của Scotland, được hạ thủy vào năm 1511. Ban đầu nó được đóng tại Woolwich Dockyard từ năm 1512 đến năm 1514 và là một trong những con tàu đầu tiên có cổng pháo (gunport) và có 20 khẩu pháo hạng nặng mới. Tổng cộng, nó trang bị 43 khẩu pháo hạng nặng và 141 khẩu pháo hạng nhẹ. Nó là tàu hai tầng đầu tiên của Anh, và tại thời điểm hạ thủy khi đó, nó là tàu chiến lớn nhất và mạnh nhất ở châu Âu, nhưng nó đã có rất ít hành động. Con tàu đã có mặt trong trận Solent chống lại Francis I của Pháp năm 1545 (trong đó Mary Rose bị chìm) nhưng có vẻ như là một tàu ngoại giao, đôi khi ra khơi với những cánh buồm bằng vải vàng. Thực tế, những “con tàu vĩ đại” (great ship) gần như nổi tiếng với thiết kế trang trí (một số tàu, như Vasa, được mạ vàng trên phần cuộn lại phía lái của chúng) vì sức mạnh mà chúng sở hữu.

Các tàu carrack được trang bị cho chiến đấu mang súng cỡ lớn trên tàu. Do có mạn cứng cao hơn và khả năng chịu tải lớn hơn, loại tàu này phù hợp hơn so với tàu trong sử dụng vũ khí thuốc súng. Do được phát triển để phù hợp với các điều kiện ở Đại Tây Dương, những con tàu này phù hợp với thời tiết hơn tàu galley và phù hợp hơn với các vùng nước rộng. Việc thiếu mái chèo đồng nghĩa với việc các thủy thủ đoàn lớn là không cần thiết, làm cho những chuyến đi dài trở nên khả thi hơn. Điểm bất lợi là sự di chuyển của chúng hoàn toàn phụ thuộc vào gió. Những con tàu galley vẫn có thể áp đảo những con tàu great ship, đặc biệt là khi có ít gió và chúng có lợi thế về số lượng, nhưng khi những con tàu great ship ngày càng tăng về kích thước, tàu galley ngày càng trở nên ít hữu dụng hơn.

Một điều bất lợi khác là boong mũi (forecastle) cao, ảnh hưởng đến chất lượng hành trình của con tàu; mũi tàu sẽ bị ép thấp xuống nước trong khi hành trình dưới gió. Nhưng khi súng pháo ra đời và hỏa lực súng pháo trên tàu thuyền như là phương tiện chiến đấu chính của hải quân trong thế kỷ XVI, boong mũi thời Trung cổ không còn cần thiết nữa, và các tàu sau này như tàu “galleon” chỉ có một boong cao, một boong mũi thấp. Vào thời điểm ra mắt Sovereign of the Seas (tàu mang tên “Chúa tể của biển cả”) năm 1637 của Anh, boong mũi đã hoàn toàn biến mất.

Trong thế kỷ XVI, loại tàu galleon đã phát triển từ loại carrack. Đó là một loại tàu dài hơn và cơ động hơn với tất cả các ưu điểm của carrack. Các tàu chính của hạm đội Anh và Tây Ban Nha trong Trận chiến Gravelines năm 1588 là tàu galleon; tất cả tàu Anh và hầu hết các tàu galleon của Tây Ban Nha đều sống sót sau trận chiến và cả cơn bão sau đó, mặc dù các tàu galleon Tây Ban Nha phải hứng chịu những đợt tấn công nặng nề nhất từ ​​người Anh trong khi tập hợp lại hạm đội phân tán của họ. Vào thế kỷ XVII, mọi cường quốc hải quân lớn của châu Âu đều đóng những con tàu như thế này.

Với tầm quan trọng ngày càng tăng của các thuộc địa và thám hiểm cũng như nhu cầu duy trì các tuyến đường thương mại qua các đại dương bão tố, các tàu “galleasse” (một loại tàu galley lớn hơn, cao hơn với pháo gắn bên mạn, nhưng thấp hơn galleon) ngày càng ít được sử dụng, và chỉ trong các mục đích và khu vực bị hạn chế hơn bao giờ hết, đến khoảng năm 1750, với một vài ngoại lệ đáng chú ý, chúng ít được sử dụng trong các trận hải chiến.

Ứng dụng của trận tuyến

Vua Erik XIV của Thụy Điển khởi xướng việc đóng tàu Mars vào năm 1563; đây có thể là nỗ lực đầu tiên của chiến thuật trận tuyến này, khoảng 50 năm trước khi chiến lược trận tuyến được áp dụng rộng rãi. Mars có thể là con tàu lớn nhất thế giới vào thời điểm nó được đóng, với trang bị 107 khẩu pháo với chiều dài đầy đủ là 96 m. Trớ trêu thay, nó trở thành con tàu đầu tiên bị đánh chìm bởi đạn pháo từ các tàu khác trong một trận hải chiến.

Vào đầu đến giữa thế kỷ XVII, một số hải quân, đặc biệt là của Hà Lan và Anh, bắt đầu sử dụng các kỹ thuật chiến đấu mới. Trước đây, các trận chiến thường diễn ra bởi các hạm đội tàu lớn khép lại với nhau và chiến đấu theo bất cứ sự sắp xếp nào mà họ nhận thấy, thường lên tàu của đối phương khi có cơ hội. Khi việc sử dụng các mạn tàu rộng (phối hợp hỏa lực bởi dàn súng pháo ở một bên tàu chiến) ngày càng chiếm ưu thế trong trận chiến, các chiến thuật đã thay đổi. Chiến thuật trận tuyến đang phát triển, lần đầu tiên được sử dụng theo cách đặc biệt, đòi hỏi các tàu tạo thành các làn hỏa công duy nhất và áp sát hạm đội đối phương trên cùng một đòn tấn công, đánh bại hạm đội đối phương cho đến khi một bên đã bắn đủ và rút lui. Mọi sự cơ động sẽ được thực hiện với các tàu vẫn xếp hàng để bảo vệ lẫn nhau.

“Theo trật tự chiến đấu này, với đường pháo mỏng dài như thế, có thể không bị đánh hoặc bị vỡ trận ở một số điểm yếu hơn so với phần còn lại, đồng thời nhận ra sự cần thiết của việc đưa vào đó (chiến tuyến) chỉ những con tàu, nếu không muốn nói là lực lượng tương đương, có ít nhất các mặt mạnh ngang nhau. Về mặt logic, ngay sau đó, tại thời điểm mà tuyến phía trước trở thành trật tự cho trận chiến, đã có sự chuyên biệt của các tàu trận tuyến (ships of the line), mà nó có một vị trí độc lập trong (chiến tuyến) đó và các con tàu nhẹ hơn dành cho các mục đích sử dụng khác”.

Các tàu nhẹ hơn được sử dụng cho các chức năng khác nhau, bao gồm hoạt động như trinh sát và chuyển tiếp tín hiệu giữa kỳ hạm và phần còn lại của hạm đội. Điều này là cần thiết vì từ trên kỳ hạm, sẽ chỉ có một phần nhỏ của đường chiến tuyến nằm trong tầm nhìn rõ ràng.

Việc áp dụng các chiến thuật trận tuyến có tác động ảnh hưởng đối với việc thiết kế tàu. Lợi thế về chiều cao của các boong mũi và lái đã bị giảm đi, giờ đây việc chiến đấu tay đôi không còn thiết yếu nữa. Nhu cầu cơ động trong trận chiến khiến trọng lượng hàng đầu của các lâu đài (castle) trở nên bất lợi hơn. Vì vậy, chúng được thu nhỏ lại, làm cho kiểu “tàu trận tuyến” này nhẹ hơn và có thể điều khiển linh hoạt hơn so với các thiết kế trước đó với cùng một sức mạnh chiến đấu tương đương. Do đó, thân tàu lớn hơn, cho phép kích thước và số lượng pháo cũng tăng theo.

Sự phát triển của thiết kế

Vào thế kỷ XVII, các hạm đội có thể bao gồm gần 100 con tàu với nhiều kích cỡ khác nhau, nhưng vào giữa thế kỷ XVIII, thiết kế tàu trận tuyến đã dựa trên một số kiểu tiêu chuẩn: tàu hai tầng trước đó (tức là có hai boong súng hoàn chỉnh bắn qua hai mạn) gồm 50 khẩu (quá yếu so với chiến thuật trận tuyến nhưng có thể được sử dụng để hộ tống các đoàn tàu), tàu hai tầng từ 64 đến 90 khẩu tạo thành bộ phận chính của hạm đội và lớn hơn – tàu 3 hoặc thậm chí 4 tầng với 98-140 khẩu pháo được trang bị như tàu chỉ huy của các đô đốc. Các hạm đội bao gồm khoảng 10-25 tàu loại này, với các tàu tiếp tế (supply ship) và khinh hạm do thám và đưa tin (scouting and messenger frigate), giữ quyền kiểm soát các tuyến đường biển cho các cường quốc hải quân lớn của châu Âu cùng lúc hạn chế hoạt động buôn bán qua đường biển của kẻ thù.

Kích thước phổ biến nhất của tàu buồm trận tuyến là “74” (đặt tên cho 74 khẩu pháo của nó), ban đầu được phát triển bởi Pháp vào những năm 1730, và sau đó được tất cả hải quân thiết giáp hạm áp dụng. Cho đến thời điểm này, người Anh đã có 6 cỡ tàu trận tuyến, và họ nhận thấy rằng các tàu nhỏ hơn 50 và 60 khẩu của họ đang trở nên quá nhỏ so với chiến thuật trận tuyến, trong khi những tàu 80 trở đi là tàu ba tầng và do đó khó sử dụng và không ổn định ở những vùng biển lớn. Loại tốt nhất là có boong súng ba tầng 70 khẩu, dài khoảng 46 m, trong khi những chiếc “74” mới của Pháp dài khoảng 52 m. Năm 1747, người Anh đã bắt được một số tàu Pháp loại này trong Chiến tranh Kế vị Áo. Trong thập kỷ tiếp theo, Thomas Slade (Điều tra viên của Hải quân từ năm 1755, cùng với Giám đốc điều tra William Bately) đã từ bỏ kiểu truyền thống và thiết kế một số lớp tàu “74” mới từ 51 đến 52 m để cạnh tranh với những thiết kế này của Pháp, bắt đầu với các lớp DublinBellona. Những tàu kế nhiệm của chúng dần dần cải thiện khả năng vận hành và kích thước trong suốt những năm 1780. Các lực lượng hải quân khác cuối cùng cũng chế tạo những chiếc “74” vì họ có sự cân bằng phù hợp giữa sức mạnh tấn công, chi phí và khả năng cơ động. Cuối cùng, khoảng một nửa số tàu trận tuyến của Anh thuộc dòng “74”. Các tàu lớn hơn vẫn được chế tạo để làm tàu ​​chỉ huy, nhưng chúng chỉ hữu dụng hơn nếu chúng chắc chắn có thể đến gần kẻ thù, thay vì trong một trận chiến liên quan đến truy đuổi hoặc cơ động. “74” vẫn là con tàu được ưa chuộng cho đến năm 1811, khi phương pháp đóng của Seppings cho phép đóng những con tàu lớn hơn với độ ổn định cao hơn.

Ở một số tàu, thiết kế đã được thay đổi rất lâu sau khi tàu được hạ thủy và đi vào hoạt động. Trong Hải quân Hoàng gia Anh, các tàu trận tuyến 74 hoặc 64 khẩu hai tầng nhỏ hơn này không thể sử dụng an toàn trong các hoạt động của hạm đội đã bị loại bỏ (hoặc làm phẳng) tầng trên của chúng, dẫn đến một loại tàu chiến một boong súng rất mập mạp, được gọi là “razee”. Kết quả là con tàu đã bị làm phẳng có thể được xếp vào loại khinh hạm (frigate) và vẫn còn rất mạnh. Con tàu đã được làm phẳng thành công nhất trong Hải quân Hoàng gia Anh là HMS Indefatigable, do Sir Edward Pellew chỉ huy.

Tàu Nuestra Señora de la Santísima Trinidad của Tây Ban Nha, là tàu hạng nhất (first-rate ship) của Tây Ban Nha với 112 khẩu pháo. Điều này đã được tăng lên trong các năm 1795-1796 lên 130 khẩu bằng cách đóng trong boong spar giữa khoang 1/4 và boong mũi, và khoảng 1802 đến 140 khẩu, do đó tạo ra hiệu ứng là một khoang thứ tư liên hoàn mặc dù số súng bổ sung được thực sự thêm vào tương đối nhỏ. Nó là con tàu được trang bị vũ khí mạnh nhất trên thế giới khi đó và mang nhiều súng nhất trong số các con tàu trận tuyến được trang bị trong kỷ nguyên thuyền buồm.

Tàu Mahmudiye (1829), theo lệnh của Ottoman Sultan Mahmud II và được đóng bởi Kho vũ khí Hải quân Hoàng gia trên Golden Horn ở Istanbul, trong nhiều năm là tàu chiến lớn nhất thế giới. Con tàu trận tuyến này dài 76,15 m, rộng 21,22 m được trang bị 128 khẩu pháo trên 3 boong và có 1.280 thủy thủ vận hành. Nó tham gia Cuộc vây hãm Sevastopol (1854-1855) trong Chiến tranh Krym (1854-1856). Con tàu được cho là đã ngừng hoạt động vào năm 1874.

Con tàu trận tuyến chạy buồm ba tầng lớn thứ hai từng được đóng ở phương Tây và con tàu lớn nhất của Pháp là chiếc Valmy, được hạ thủy vào năm 1847. Nó có các mạn thẳng đứng, giúp tăng đáng kể không gian cho các khẩu đội phía trên, nhưng làm giảm sự ổn định của tàu; bộ ổn định bằng gỗ đã được thêm vào dưới đường nước để giải quyết vấn đề. Valmy được cho là loại tàu buồm lớn nhất có thể, vì kích thước lớn hơn khiến việc vận hành hàng hải là không thực tế chỉ với sức người. Nó tham gia vào Chiến tranh Krym, và sau khi trở về Pháp, sau đó đậu tại Học viện Hải quân Pháp với tên gọi Borda từ năm 1864 đến năm 1890.

Năng lượng hơi nước

Thay đổi lớn đầu tiên đối với khái niệm “tàu ​​trận tuyến” (ship-of-the-line) là sự ra đời của năng lượng hơi nước như một hệ thống động lực phụ trợ. Việc sử dụng tàu hơi nước đầu tiên trong quân sự là vào những năm 1810, và vào những năm 1820, một số hải quân đã thử nghiệm trên các tàu chiến có mái chèo. Việc áp dụng chúng lan rộng vào những năm 1830, với các tàu chiến có mái chèo tham gia vào các cuộc xung đột như Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất cùng với các tàu trận tuyến (ship-of-the-line) và khinh hạm (frigate).

Tuy nhiên, tàu đẩy bằng hơi nước có mái chèo có những nhược điểm lớn. Các bánh đẩy (paddle wheel) phía trên mặt nước đã phơi ra dưới tầm hỏa lực của đối phương, trong khi bản thân nó ngăn cản con tàu bắn tầm rộng một cách hiệu quả. Trong suốt những năm 1840, chân vịt trục vít (screw propeller) nổi lên như một phương pháp có khả năng đẩy bằng hơi nước hiệu quả nhất, khi cả Anh và Mỹ đều hạ thủy tàu chiến chân vịt trục vít vào năm 1843. Trong suốt những năm 1840, hải quân Anh và Pháp đã cho ra đời những chiếc tàu chân vịt trục vít lớn hơn và mạnh hơn bao giờ hết, cùng với tàu trận tuyến chạy bằng buồm. Năm 1845, Tử tước Palmerston đã chỉ ra vai trò của các tàu hơi nước mới trong căng thẳng quan hệ Anh-Pháp, mô tả eo biển Manche như một “cây cầu hơi nước”, chứ không phải là một rào cản đối với sự xâm lược của Pháp. Một phần vì lo sợ chiến tranh với Pháp mà Hải quân Hoàng gia Anh đã chuyển đổi một số tàu trận tuyến 74 khẩu cũ này thành tàu chạy bằng hơi nước 60 khẩu (theo mô hình của Fulton’s Demologos), bắt đầu từ năm 1845. Các tàu loại này “ban đầu được hình thành như các khẩu đội pháo hơi nước chỉ để phòng thủ bến cảng, nhưng vào tháng 9/1845, chúng được giới thiệu giảm bớt các thiết bị hàng hải chứ không phải là không có gì cả, để biến chúng thành những con tàu đi biển (sea-going ship)… Các con tàu loại này là một chi phí thử nghiệm hiệu quả có giá trị lớn”. Sau đó, chúng đã phục vụ tốt trong Chiến tranh Krym.

Tuy nhiên, Hải quân Pháp đã phát triển chiếc thiết giáp hạm hơi nước có mục đích đầu tiên (purpose-built steam battleship) với tàu Napoléon 90 khẩu vào năm 1850. Nó cũng được coi là thiết giáp hạm hơi nước thực sự đầu tiên, và là thiết giáp hạm trục vít đầu tiên từ trước đến thời điểm đó. Napoléon được trang bị vũ khí như một con tàu trận tuyến thông thường, nhưng động cơ hơi nước có thể cho nó tốc độ 12 hl/g (22 km/h) bất kể điều kiện gió – một lợi thế có khả năng quyết định trong một cuộc giao tranh hải quân.

8 chiếc tàu chị em với Napoléon được đóng ở Pháp trong vòng 10 năm, nhưng Vương quốc Anh đã sớm dẫn đầu về số lượng tàu đã đóng mới và chuyển đổi mục đích. Tổng cộng, Pháp đã đóng mới 10 thiết giáp hạm hơi nước bằng gỗ và chuyển đổi 28 chiếc từ các đơn vị thiết giáp hạm cũ hơn, trong khi Vương quốc Anh đóng 18 chiếc và chuyển đổi 41 chiếc.

Cuối cùng, Pháp và Anh là hai quốc gia duy nhất phát triển hạm đội thiết giáp hạm trục vít hơi nước bằng gỗ, mặc dù một số hải quân khác đã sử dụng hỗn hợp thiết giáp hạm trục vít và khinh hạm có mái chèo. Những nước này bao gồm Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Naples, Phổ, Đan Mạch và Áo.

Quá trình loại bỏ

Trong Chiến tranh Krym, 6 tàu trận tuyến và 2 khinh hạm thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga đã phá hủy 7 khinh hạm Ottoman và 3 tàu hộ vệ bằng đạn nổ trong trận Sinop năm 1853.

Vào những năm 1860, các tàu chiến hơi nước không bọc giáp được thay thế bằng các tàu chiến bọc sắt. Trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ, vào ngày 8/3/1862, trong ngày đầu tiên của chiến trận Hampton Roads, 2 khinh hạm bằng gỗ không bọc giáp của Hoa Kỳ đã bị đánh chìm và bị phá hủy bởi Liên minh quân sự CSS Virginia.

Tuy nhiên, sức mạnh hàm chứa của “tàu trận tuyến” (ship of the line) vẫn được tìm thấy ở kiểu tàu bọc sắt (ironclad), và phát triển trong vài thập kỷ tiếp theo trên loại thiết giáp hạm (battleship).

Một số hải quân vẫn sử dụng các thuật ngữ tương đương với “tàu trận tuyến” (ship of the line) cho các thiết giáp hạm (battleship), chẳng hạn như Hải quân Đức (linienschiff) và Hải quân Nga (лине́йный кора́бль hay линкор).

Tham chiến

Tại Biển Bắc và Đại Tây Dương, các hạm đội của Hải quân Hoàng gia Anh, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã đánh nhiều trận dạng trận tuyến. Ở vùng Baltic, các vương quốc Scandinavia và Nga cũng đã như vậy; trong khi ở Biển Địa Trung Hải, Đế chế Ottoman, Tây Ban Nha, Pháp, Anh và những tên cướp biển Barbary khác nhau đã chiến đấu.

Đến thế kỷ XVIII, Vương quốc Anh đã khẳng định mình là cường quốc hải quân hàng đầu thế giới. Những nỗ lực của Napoléon để thách thức sự thống trị của Hải quân Hoàng gia trên biển đã thừa nhận thất bại đáng kể. Trong Chiến tranh Napoléon, Anh đã đánh bại các hạm đội của Pháp và đồng minh trên toàn thế giới, bao gồm cả ở Caribe trong trận Mũi St. Vincent, Vịnh Aboukir ngoài khơi bờ biển Ai Cập trong trận sông Nile năm 1798, gần Tây Ban Nha tại Trận Trafalgar năm 1805, và trong Trận Copenhagen lần thứ II (1807). Vương quốc Anh nổi lên từ Chiến tranh Napoléon năm 1815 với lực lượng hải quân chuyên nghiệp và lớn nhất trên thế giới, bao gồm hàng trăm con tàu bằng gỗ chạy bằng buồm ở mọi kích cỡ và hạng tàu.

Hỏa lực áp đảo sẽ không có ích lợi gì nếu nó không thể phát huy được, vốn không phải lúc nào cũng có thể chống lại những con tàu nhỏ gọn hơn do tư nhân vận hành của Napoléon, hoạt động từ các lãnh thổ Tân Thế giới của Pháp. Hải quân Hoàng gia đã bù đắp bằng cách triển khai nhiều tàu chiến hạng nhẹ (sloop) Bermuda. Tương tự, nhiều tàu buôn của Công ty Đông Ấn được trang bị vũ khí nhẹ và khá thiện chiến trong thời kỳ này, vận hành một hệ thống đoàn tàu vận tải dưới quyền một tàu buôn vũ trang, thay vì phụ thuộc vào số lượng nhỏ các tàu vũ trang nặng hơn, tuy hiệu quả nhưng lại làm chậm dòng chảy của thương mại.

Phục hồi và bảo quản

Con “tàu trận tuyến” (ship of the line) nguyên bản duy nhất còn lại cho đến ngày nay là HMS Victory, được bảo quản như một bảo tàng ở Portsmouth để xuất hiện như khi còn dưới quyền của Đô đốc Horatio Nelson trong trận Trafalgar năm 1805. Mặc dù Victory đã ở trong ụ tàu từ những năm 1920, nhưng nó vẫn vẫn là một tàu chiến được đưa vào sử dụng đầy đủ trong Hải quân Hoàng gia và là tàu chiến được đưa vào sử dụng lâu đời nhất trong bất kỳ lực lượng hải quân nào trên toàn thế giới.

Regalskeppet Vasa chìm trong hồ Mälaren vào năm 1628 và bị mất cho đến năm 1956. Sau đó nó được vớt lên nguyên vẹn, trong tình trạng rất tốt, vào năm 1961 và hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Vasa ở Stockholm, Thụy Điển. Vào thời điểm đó, nó là tàu chiến lớn nhất của Thụy Điển từng được đóng. Ngày nay Bảo tàng Vasa là bảo tàng được ghé thăm nhiều nhất ở Thụy Điển.

Con tàu trận tuyến cuối cùng còn nổi được là tàu Duguay-Trouin của Pháp, được đổi tên thành HMS Implacable sau khi bị người Anh bắt giữ, nó tồn tại cho đến năm 1949. Con tàu cuối cùng bị đánh chìm bởi hành động của đối phương là HMS Wellesley, bị đánh chìm bởi một cuộc không kích năm 1940, trong Chiến tranh thế giới thứ hai; nó đã được khôi phục lại một thời gian ngắn vào năm 1948 trước khi bị phá hủy./.

Một tàu trận tuyến (ship-of-the-line) điển hình
Cog
Sloop
Carrack với các castle đặc trưng
Galley
Galeon
Galeasse
Tàu bọc sắt (Ironclad)
Thiết giáp hạm (Battleship)
Chiến giáp hạm (Dreadnought)

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *