ĐẠI TRƯỞNG (Naval master)

Trong Hải quân thời sơ khai, tàu chiến thường là thuê của thương nhân, do đó người cao nhất vận hành con tàu đi lại trên biển gọi là thuyền trưởng (master), nhưng chỉ huy về chiến thuật, sử dụng vũ khí lại do một sĩ quan gọi là hạm trưởng (captain). Trong bài, để khỏi nhầm lẫn, “master” được dịch là “đại trưởng”, để phân biệt với “captain” (hạm trưởng hay thuyền trưởng).

Đại trưởng (master), hay Đại trưởng điều tàu (sailing master), là một cấp bậc trong lịch sử dành cho một sĩ quan hải quân được đào tạo và chịu trách nhiệm điều khiển một con tàu buồm. Cấp bậc có thể được coi là một thủy thủ chuyên nghiệp và chuyên gia hàng hải, hơn là một chỉ huy quân sự.

Trong Hải quân Hoàng gia (RN), đại trưởng ban đầu là một chuẩn úy warrant officer, nhưng về sau là lieutenant (đại úy). Cấp bậc trở thành sĩ quan và được đổi thành Đại úy hàng hải (navigating lieutenant) vào năm 1867; cấp bậc này dần không còn được sử dụng từ khoảng năm 1890 vì tất cả các đại úy (lieutenant) đều phải vượt qua các kỳ thi giống nhau.

Khi Hải quân Hoa Kỳ (USN) được thành lập vào năm 1794, “master” (đại trưởng) được liệt kê là một trong các cấp bậc chuẩn úy warrant officer và được xếp hạng giữa chuẩn úy midshipmen và đại úy (lieutenant). Cấp bậc này cũng từng là cấp bậc sĩ quan từ năm 1837 cho đến khi nó được thay thế bằng cấp bậc đại úy (lieutenant) – sĩ quan sơ cấp (junior grade) hiện tại vào năm 1883.

Nga

Cho đến năm 1733, các đại trưởng trong Hải quân Đế quốc Nga được xếp hạng là tiểu sĩ quan (petty officers), nhưng vào năm đó, cấp bậc đại trưởng đã được giới thiệu theo mô hình của Anh. Đại trưởng xếp trên trung úy (sub-lieutenant), nhưng dưới đại úy (lieutenant). Những đại trưởng có công trạng có thể được phong quân hàm đại úy, nhưng chỉ khi họ là quý tộc. Năm 1741, cấp bậc đại trưởng bị bãi bỏ và các sĩ quan giữ cấp bậc đó được thăng cấp đại úy, trong khi các đại phó 2 (second master) và đại phó (master’s mate) trở thành thiếu úy (ensign). Do đó, các đại trưởng có thể được thăng cấp thành sĩ quan biển, ngay cả khi họ là thường dân.

Cải cách quân sự Pauline cũng bao gồm hải quân, và bộ phận đi biển từ đó trở đi bao gồm các đại trưởng hạng VIII (cấp bậc trung tá); đại trưởng hạng IX (dưới trung tá nhưng trên đại úy); đại trưởng hạng XII (cấp bậc trung úy); đại trưởng hạng XIV (từ thiếu úy đến đến trung úy); cũng như những đại phó được xếp loại là những tiểu sĩ quan (petty officer).

Năm 1827, Quân đoàn hàng hải được thành lập, cũng chịu trách nhiệm về lĩnh vực thủy văn. Tương tự như các quân đoàn không thuộc về hàng hải khác trong hải quân Nga, các thành viên của Quân đoàn hàng hải được phong quân hàm. Quân đoàn này bao gồm một thiếu tướng, và một số đại tá, trung tá, đại úy, đại úy tham mưu, trung úy, thiếu úy và chuẩn úy, cũng như chuẩn úy (warrant officer). Năm 1885, Quân đoàn hàng hải bị bãi bỏ và trách nhiệm của nó được chuyển giao cho Quân đoàn điều hành.

Tây Ban Nha

Các đại trưởng điều tàu (sailing masters) Tây Ban Nha thuộc về Quân đoàn hàng hải, được gọi là Cuerpo de Pilotos. Họ, không giống như các đồng nghiệp người Anh, được đào tạo về mặt lý thuyết tại các trường hàng hải nổi tiếng, được gọi là Real Colegios Seminarios de San Telmo, ở SevilleMálaga. Để được chấp nhận tại các trường này, người nộp đơn phải là người Tây Ban Nha từ 8 đến 14 tuổi. Những người da màu, người Romani, những kẻ dị giáo, người Do Thái, những người bị Tòa án dị giáo trừng phạt và những người có cha mẹ theo đuổi những nghề tai tiếng, không đủ điều kiện đăng ký. Những người học việc của đại trưởng được gọi là người công đức (meritorios de pilotaje) và được đánh giá là thủy thủ thường (common seamen) trên biển. Để trở thành trợ lý của đại trưởng (master’s assistant), được gọi là pilotín, trong thế kỷ XVIII, cần phải có 3 chuyến đi ở Châu Âu và một lần tới và đi Châu Mỹ, cũng như đã vượt qua một kỳ kiểm tra đặc biệt. Việc thăng hạng lên đại trưởng hạng hai chỉ có thể tiến hành nếu có vị trí.

Các đại trưởng, được gọi là “primeros pilotos“, ban đầu được xếp hạng là “ensign” (thiếu úy), trong khi các đại trưởng hạng hai (second masters), được gọi là “pilotos“, được xếp dưới sĩ quan nhưng trên tiểu sĩ quan. Sau đó, các đại trưởng được phong quân hàm thiếu tá hoặc đại úy, trong khi các đại trưởng hạng hai được phong quân hàm trung úy hoặc thiếu úy theo thâm niên. Trợ lý của đại trưởng mất cấp bậc chính thức (hủy bỏ). Từ năm 1821, đại trưởng được xếp hạng là đại úy, đại trưởng hạng hai là trung úy và đại trưởng hạng ba là thiếu úy. Việc thăng cấp về tổ chức từ Quân đoàn hàng hải lên Quân đoàn sĩ quan biển không phải là ngẫu nhiên.

Ngay từ sớm, các thành viên của Quân đoàn hàng hải đã tìm cách cải thiện tình trạng của mình. Tuy nhiên, mãi đến năm 1770, các đại trưởng mới nhận được đồng phục khác với các tiểu sĩ quan. Theo lệnh của hoàng gia, các thành viên của Quân đoàn hàng hải từ năm 1781 gọi là Don, được coi là caballeros (quý ông), mang kiếm nhỏ và tuyên thệ bằng cách thề trước cây thánh giá. Năm 1823, các cấp bậc cao nhất của Quân đoàn hàng hải được chuyển giao cho Quân đoàn điều hành, và vào năm 1846, quân đoàn bị bãi bỏ và các thành viên còn lại của nó bao gồm các sĩ quan hàng hải với cấp bậc trung úy.

Thụy Điển

Đại trưởng (ansvarsstyrman, nghĩa đen: “hoa tiêu có trách nhiệm”) đã được dùng trong Hải quân Hoàng gia Thụy Điển cho đến năm 1868, được giữ bởi chuẩn úy cấp cao (senior warrant officer) thuộc ngành đi biển đảm nhiệm, phụ trách hàng hải, lái, thả neo và dằn. Năm 1868, trách nhiệm dẫn đường được chuyển giao cho sĩ quan, sĩ quan hàng hải và đại trưởng điều tàu (sailing master) trở thành trợ lý hoa tiêu (assistant navigator) phụ trách các trang thiết bị hàng hải.

Hải quân Hoàng gia (RN)

Vào thời Trung cổ, khi “tàu chiến” thường là tàu buôn do hoàng gia thuê, người phụ trách con tàu và thủy thủ đoàn, cũng như với tất cả các con tàu và thực sự là hầu hết các nỗ lực trên bờ, được gọi là đại trưởng (master); lực lượng binh lính thì được chỉ huy bởi hạm trưởng (captain).

Kể từ thời điểm cải cách của Henry VIII, đại trưởng là một chuẩn úy warrant officer, được bổ nhiệm bởi Hội đồng Hải quân (Council of the Marine, sau này là Navy Board), người cũng đã xây dựng và cung cấp cho các tàu của Hải quân. Đại trưởng được giao nhiệm vụ điều khiển con tàu theo chỉ dẫn của hạm trưởng, người chỉ huy con tàu chiến đấu khi giao tranh với kẻ thù. Hạm trưởng có nhiệm vụ từ (và chịu trách nhiệm trước) Bộ Hải quân, người phụ trách chiến lược và chiến thuật của Hải quân.

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ chính của đại trưởng là dẫn đường, điều hướng con tàu hàng ngày và điều chỉnh các cánh buồm phù hợp với hướng đi và điều kiện cần thiết. Trong khi chiến đấu, vị trí của đại trưởng là trên boong tàu, bên cạnh hạm trưởng. Các đại trưởng chịu trách nhiệm về sắp xếp, tổ chức các hoạt động trên tàu, và đảm bảo mọi mặt cần thiết cho chuyến đi về mặt hàng hải. Đại trưởng cũng chịu trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa và bảo đảm tải trọng an toàn cho con tàu để ra khơi. Đại trưởng, thông qua cấp dưới của mình, tổ chức thả và nhổ neo, rời cập bến cho con tàu, duy trì tình trạng về neo, buồm, cột, dây dợ, ròng rọc… Các vấn đề liên quan đến chức trách của hạm trưởng, người này sẽ thông báo cho hạm trưởng. Đại trưởng chịu trách nhiệm đăng ký, ghi chép các nhật ký chính như về thời tiết, vị trí tàu và chi tiêu.

Sự tuyển dụng, bổ nhiệm

Các đại trưởng được thăng cấp từ cấp bậc của những đại phó (master’s mate), lái trưởng quartermaster hoặc chuẩn úy midshipman. Các đại trưởng cũng được tuyển dụng từ lực lượng tàu thuyền thương nhân. Một đại trưởng tương lai phải vượt qua kỳ thi vấn đáp trước một hạm trưởng cấp cao và ba đại trưởng tại Trinity House. Sau khi vượt qua kỳ kiểm tra, họ sẽ đủ điều kiện nhận lệnh từ Hội đồng Hải quân, nhưng việc bổ nhiệm không phải là tự động.

Đại trưởng thứ hai

Đại trưởng thứ hai là một xếp hạng được giới thiệu vào năm 1753, được hiểu như là một “phó đại trưởng” trên tàu hạng nhất, hạng hai hoặc hạng ba. Đại trưởng thứ hai nói chung là một đại phó, người đã vượt qua kỳ thi lấy chứng chỉ đại trưởng và được coi là xứng đáng trở thành đại trưởng của một con tàu bất cứ khi nào. Những đại phó sẽ đóng vai trò là đại trưởng thứ hai của những con tàu nhỏ mà ở đó không cần thiết chỉ định đại trưởng thứ hai. Nhưng đại trưởng thứ hai được trả thù lao nhiều hơn đáng kể so với những đại phó, £55s mỗi tháng. Đại trưởng thứ hai sẽ được trao cơ hội đầu tiên cho các vị trí tuyển dụng đại trưởng khi cần bổ nhiệm.

Đồng phục

Ban đầu, đại trưởng không có đồng phục sĩ quan chính thức, điều này đã gây ra vấn đề ví như khi bị bắt vì họ gặp khó khăn trong việc thuyết phục những người bắt giữ họ rằng họ nên được coi là sĩ quan chứ không phải thủy thủ bình thường. Năm 1787, các chuẩn úy trong thành phần câu lạc bộ sĩ quan (quản lí tàu (purser) và y trưởng (surgeon)) nhận được một bộ đồng phục chính thức, nhưng nó không phân biệt họ theo cấp bậc. Năm 1807, các đại trưởng, cùng với quản lí tàu, đã nhận được đồng phục của riêng họ.

Chuyển ngạch sĩ quan

Trong Kỷ nguyên thuyền buồm, đại trưởng trong Hải quân Hoàng gia đã trở thành chuẩn úy đã được đào tạo (warrant officer trained) đặc biệt về hàng hải, hàm chuẩn úy cấp cao và sĩ quan quan trọng nhất thứ hai trên các con tàu được xếp hạng. Năm 1808, đại trưởng (cùng với quản lí tàu và y trưởng) được trao địa vị tương tự như sĩ quan, với tư cách là chuẩn úy thành viên câu lạc bộ sĩ quan (wardroom). Đại trưởng ăn trong câu lạc bộ với các sĩ quan khác, có một cabin lớn trong phòng súng và có một cabin nhỏ hơn dành cho ban ngày bên cạnh cabin của hạm trưởng trên boong tàu để chứa hải đồ và thiết bị định vị.

Tuy nhiên, số lượng đại trưởng giảm một nửa từ 140 xuống còn 74 trong khoảng thời gian 1840-1860: một phần vì tiền lương và các đặc quyền ít hơn so với các cấp bậc tương đương trong quân đội, và cũng vì trách nhiệm của đại trưởng phần lớn do các sĩ quan đảm nhận. Năm 1843, các chuẩn úy là thành viên câu lạc bộ sĩ quan được chỉ định cụ thể. Bộ Hải quân, dưới quyền Lãnh chúa đệ nhất của Bộ Hải quân, Công tước Somerset, bắt đầu loại bỏ dần danh hiệu đại trưởng sau năm 1862. Các cấp bậc sĩ quan tham mưu và tham mưu trưởng được giới thiệu lần lượt vào năm 1863 và 1864; và vào năm 1867, ngành đại trưởng được tổ chức lại thành ngành hàng hải với thang lương mới, với các cấp bậc sau:
– Trưởng ngành.
– Sĩ quan ngành.
– Đại úy hàng hải (trước đây là đại trưởng).
– Trung úy hàng hải (đại trưởng thứ hai).
– Thiếu úy hàng hải (trợ lý của đại trưởng).
– Chuẩn úy hàng hải (trước đây là học viên hải quân hạng 2).

Các kỳ thi của Đại học Hải quân Hoàng gia dành cho cấp đại úy và đại úy hàng hải giống nhau sau năm 1869. Đến năm 1872, số lượng chuẩn úy hàng hải đã giảm xuống còn 12 người, và một cuộc thử nghiệm của Bộ Hải quân vào năm 1873 dưới thời Chúa biển George Goschen đã hợp nhất thêm nhiệm vụ của các đại úy hàng hải, các đại trưởng điều tàu với những đại úy hàng hải và sĩ quan ngành. Không còn đại trưởng được chỉ định nào sau năm 1883, và người cuối cùng đã nghỉ hưu vào năm 1892.

Mặc dù cấp bậc thực tế của đại úy hàng hải không còn được sử dụng cùng thời điểm, nhưng các đại úy đã vượt qua kỳ thi điều hướng của họ được phân biệt trong Danh sách Hải quân bằng chữ “N” trong vòng tròn theo tên của họ và chữ “N†” đối với những người vượt qua hạng nhất tàu thuyền. Chỉ huy nhân viên cuối cùng biến mất vào khoảng năm 1904, và tham mưu trưởng cuối cùng rời khỏi Danh sách hoạt động vào năm 1913.

Thế kỷ XX

Một bài báo ẩn danh trên Tạp chí Hải quân năm 1927 bao gồm một số gợi ý về hướng dẫn và nhiệm vụ của các Sĩ quan Hàng hải: tác giả khuyến nghị rằng họ nên hoàn thành (như một phần của khóa học trên tàu hạng nhất của họ) trong khoảng thời gian một hoặc hai tháng tại một trong hai trường Cao đẳng Tham mưu Hải quân hoặc Trường Kỹ thuật Sĩ quan Cao cấp tại Portsmouth. Trong thời gian này, họ sẽ được hướng dẫn về:
– Đánh giá các tình huống.
– Soạn thảo mệnh lệnh.
– Tổ chức nhân sự.
– Mệnh lệnh chiến đấu và hướng dẫn.
– Khả năng kỹ thuật của tất cả các loại tàu và vũ khí.
– Các phương pháp được sử dụng hoặc được đề xuất, để sử dụng Hạm đội cả về mặt chiến lược và chiến thuật.
– Phương pháp sử dụng tất cả các loại vũ khí và vũ khí.
– Các phương pháp tấn công và phòng thủ chính của Thương mại.

Trong thời gian học tại Trường Hàng hải, họ cũng nên được hướng dẫn đầy đủ hơn về:
– Tất cả các loại diễn tập chiến đấu.
– Vấn đề tìm kiếm, rà quét và tuần tra.
– Thủ đoạn chiến lược.
– Thủ đoạn chiến thuật.

“Trong các con tàu trên biển, sĩ quan hàng hải nên được coi là Sĩ quan Tham mưu của Thuyền trưởng. Tất cả các vấn đề về chiến thuật phải do anh ta giải quyết và thuyền trưởng nên coi anh ta là trợ lý chuyên môn của mình trong các vấn đề đó. Việc soạn thảo mệnh lệnh và viết báo cáo về các hoạt động, bài tập… phải là trách nhiệm của anh ta chứ không phải của thư ký thuyền trưởng”.

Hải quân Hoa Kỳ

Đại trưởng (master), ban đầu là đại trưởng dẫn đường (sailing master), là một chuẩn úy lịch sử của Hải quân Hoa Kỳ, trên cấp bậc chuẩn úy, sau năm 1819 là học viên đã tốt nghiệp (passed midshipman), sau năm 1862 là trung úy và dưới cấp đại úy.

Một số đại trưởng được bổ nhiệm làm chỉ huy tàu, với cấp bậc chỉ huy trưởng (master commandant). Năm 1837, đại trưởng dẫn đường được đổi tên thành đại trưởng, chỉ huy trưởng được đổi tên thành trung tá (commander), và một số đại trưởng được bổ nhiệm làm sĩ quan, chính thức là “đại trưởng được thăng cấp” để phân biệt với các đại trưởng chỉ định (warrant masters) sẽ không được thăng cấp.

Sau năm 1855, những học viên đã tốt nghiệp Học viện Hải quân đã đỗ vào các vị trí đại trưởng. Cả cấp bậc đại trưởng hàm sĩ quan và đại trưởng hàm chuẩn úy đều được duy trì cho đến khi cả hai được hợp nhất thành cấp bậc đại úy, cấp cơ sở hiện tại vào ngày 3/3/1883.

Năm 1862, các đại trưởng đeo một vạch màu vàng để làm phù hiệu cấp bậc, vạch này trở thành một vạch bạc vào năm 1877. Năm 1881, họ bắt đầu đeo các sọc tay áo rộng 1⁄2 inch (13 mm) và một sọc rộng 1⁄4 inch (6,4 mm) dải đăng ten vàng, vẫn dùng cho đại úy, cấp úy sơ cấp.

Đại trưởng hàm hạ sĩ quan trong Hải quân Pháp
– OR-9: Maître principal (trưởng đại trưởng).
– OR-8: Premier maître (đại trưởng hạng nhất).
– OR-6: Maître (đại trưởng).
– OR-5: Second-maître (đại trưởng hạng hai)./.

Bài viết được đề xuất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *