KHINH HẠM TYPE 053

Tổng quan Type 053:
– Thiết kế: Xưởng đóng tàu Hỗ Đông, Nhà máy đóng tàu Giang Nam
– Các nước khai thác: Trung Quốc, Thái Lan, Bangladesh, Ai Cập, Myanmar
– Lớp trước: Type 065 (lớp Giang Nam)
– Các kiểu tàu đã phát triển thành công: Type 053H2G Jiangwei I (Trung Quốc); Lớp Naresuan (Thái Lan)
– Lớp sau:
+ Type 053H Giang Hồ I
+ Type 053H1 Giang Hồ II
+ Type 053H2 Giang Hồ III
+ Type 053H1Q Giang Hồ IV
+ Type 053H1G Giang Hồ V
+ Type 053K Giang Đông
+ Najim al Zafir (Type 053H của Hải quân Ai Cập)
+ Chao Phraya (Type 053H2 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan)
– Biên chế: năm 1974
– Đã hoàn thành:
+ 14 tàu Type 053H Giang Hồ I
+ 9 tàu Type 053H1 Giang Hồ II
+ 3 tàu Type 053H2 Giang Hồ III
+ 1 tàu Type 053H1Q Giang Hồ IV
+ 6 tàu Type 053H1G Giang Hồ V
+ 2 tàu Type 053K Giang Đông
+ 4 tàu lớp Chao Phraya (Type 053H2 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan)
– Đang biên chế:
+ Trung Quốc: 7 tàu (6 Type 053H1G, 1 Type 053H1)
+ Bangladesh: 2 (Type 053H2)
+ Thái Lan: 4 (Type 053H2)
+ Myanmar: 2 (Type 053H1)
(Không bao gồm tất cả các tàu huấn luyện và cảnh sát biển đã được phân loại lại)
– Đã loại biên chế: 25
– Đang bảo tồn: 8
Kiểu loại: khinh hạm (Frigate)
– Lượng giãn nước: 1.700-2.000 tấn
– Chiều dài: 103-112 m
– Độ rộng: 10-12 m
– Mớn nước: 3-4 m
– Động lực đẩy: 2-4 động cơ diesel 16.000-22.000 mã lực
– Tốc độ: đến 32 hl/g
– Phạm vi hoạt động: 7.408 km (4.000 hl)
– Quân số: 160-200 người
– Khí tài:
+ Radar Type 354 (quan sát trên không/bề mặt 2D, băng tần I)
+ Kiểm soát hỏa lực bề mặt: Radar (Square Tie) Type 352, băng tần I
+ Radar điều khiển hỏa lực Type 343 (Wasp Head) cho pháo chính, băng tần G/H
+ Radar điều khiển hỏa lực Type 341 cho pháo AA 37 mm nòng kép Type 76
+ 2 x radar dẫn đường Racal RM-1290, băng tần I
– Vũ khí: Nhiều biến thể giữa các lớp dưới
– Máy bay: Một số tàu có chở 1 trực thăng Cáp Nhĩ Tân Z-9C.

Type 053 là loại khinh hạm của Hải quân Trung Quốc (PLAN) và một số lượng nhỏ ở hải quân nước khác.

Tương tự Type 053, có 3 chiếc kế nhiệm cuối cùng khác biệt đáng kể về kích thước và thiết kế, đó là các khinh hạm Type 053H2G, 053H3 và lớp Naresuan.

Sao chép từ lớp Riga và Type 065

Trong những năm 1950, Liên Xô đã cung cấp cho Trung Quốc gói thiết bị lắp ráp đồng bộ 4 khinh hạm lớp Riga và 4 tàu khu trục lớp Gnevny đã hoàn thiện. Những chiếc này được đưa vào biên chế PLAN với tên gọi lần lượt là lớp Thành Đô và lớp An Sơn Type 07. Gói thiết bị đồng bộ Riga được lắp ráp bởi Nhà máy đóng tàu Hoàng Phố ở Quảng Châu và Nhà máy đóng tàu Hỗ Đông ở Thượng Hải từ 1955-1958. Những con tàu này đã tạo thành xương sống của PLAN trong những năm 1950 và 1960.

Sau sự chia rẽ Trung-Xô và việc Liên Xô rút viện trợ, Viện 701 có trụ sở tại Vũ Hán đã bắt đầu chế tạo nhái chiếc gọi là Type 01 vào năm 1962, sau đó là Type 065. Nó dựa trên thân tàu lớp Riga với boong phẳng được thay thế bằng kiểu có boong mũi dài. Sự sửa đổi này là cần thiết để phù hợp với động cơ diesel tốc độ trung bình lớn; động cơ diesel dân dụng thay thế cho động cơ tuabin hơi nước áp suất cao nhỏ gọn lớp Riga do Trung Quốc không thể tự chế tạo được. Chiếc Type 065 đầu tiên, Hải Khẩu (529), được đặt đóng tại Hoàng Phố vào tháng 8/1964 và được đưa vào hoạt động vào tháng 8/1966.

Khinh hạm phòng không Type 053K (Giang Đông)

Từ 1965 đến 1967, Viện 701 đã thiết kế Type 053K (K – phòng không), một biến thể phòng không của Type 065. Điều này đáp ứng nhu cầu của Hải quân Trung Quốc về các tàu phòng không đi cùng với tàu khu trục Type 051. Type 053K ban đầu được thiết kế có 3 trục chân vịt chạy bằng động cơ diesel và tuabin khí kết hợp, với tốc độ 38 hl/g. Tuy nhiên, những hạn chế về mặt kỹ thuật đã buộc Trung Quốc phải mua động cơ diesel, cung cấp năng lượng cho hai trục chân vịt để đạt tốc độ tối đa 30 hl/g.

Type 053K được trang bị tên lửa phòng không HQ-61, bệ phóng nòng kép; những tàu này không được đưa vào sử dụng cho đến giữa những năm 1980. Kế hoạch trang bị súng 100 mm cũng bị đình trệ. Lớp này được NATO gọi là Giang Đông.

Chỉ có 2 chiếc 053K được hoàn thành, có thể do hoạt động không đạt yêu cầu và thời gian phát triển vũ khí dự kiến ​​của chúng kéo dài. Yingtan 531 (Ưng Đàm 531) được đặt ki vào năm 1970 và đưa vào hoạt động năm 1977, và tiếp theo là “532”. Cả hai con tàu đều được loại biên vào năm 1992, với một chiếc loại bỏ vào năm 1994 và chiếc còn lại được bảo quản như một tàu bảo tàng.

531 chính là một trong 3 con tàu tham gia trận chiếm đảo Gaven của Việt Nam năm 1988 (cùng với 502 Nanchong (Nam Sung) Type 065 và 556 Xiangtan (Tương Đàm) – Type 053H1).

Khinh hạm tác chiến mặt nước Type 053H (Giang Hộ I)

Hải quân Trung Quốc đã cho loại biên nhiều khinh hạm cũ hơn vào những năm 1970, và Viện 701 đã phát triển Type 053H (H – chống hạm) để thay thế. Thiết kế ban đầu được trang bị 4 tên lửa chống hạm SY-1 với 2 bệ phóng kép, 2 bệ đơn 100 mm, 6 khẩu 37 mm nòng kép, rocket ASW (chống ngầm) tầm ngắn.

Type 053H NATO gọi là Jianghu-I. Chiếc đầu tiên do Nhà máy đóng tàu Hudong đóng và đi vào hoạt động vào giữa những năm 1970. Ít nhất một chục chiếc đã được chế tạo và biên chế trong Hạm đội Đông Hải.

Type 053H được cải tiến thành 4 lớp dưới kế tiếp, NATO gọi là Jianghu-II đến Jianghu-V. Những chiếc 053H được kế tục bởi các khinh hạm đa năng đầu tiên của Hải quân Trung Quốc, gồm 053H2G 053H3.

Khinh hạm tác chiến mặt nước Type 053H2 (Giang Hộ III)

Tàu Type 053H2, NATO gọi là Giang Hồ III, là phiên bản cải tiến của khinh hạm Type 053H1. Nhà máy đóng tàu Hudong đã đóng 7 tàu, 3 cho Hải quân Trung Quốc và 4 cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan từ 1985-1992. Năm 2013, 2 khinh hạm Type 053H2 của PLAN đã được chuyển giao cho Hải quân Bangladesh. Về cơ bản, Type 053H2 là khinh hạm tác chiến mặt nước (ASuW) dành cho các khu vực ven bờ có hệ thống chỉ huy chiến đấu phức hợp và khả năng tác chiến điện tử nâng cao.

Bán ra ngoài nước

Trung Quốc đã bán tàu Type 053H và các sản phẩm dẫn xuất cho hải quân ngoài nước. 1 chiếc 053H1 tân trang và 2 chiếc 053H2 đã được bán cho Hải quân Bangladesh, 2 chiếc 053H tân trang cho Hải quân Ai Cập. Sonar cho các tàu này là Echo Type 5, một sự phát triển của sonar EH-5 được sử dụng trên Jianghu-III, áp dụng công nghệ LSIC (khối vi mạch tích hợp). Hải quân Trung Quốc cũng bổ sung radar điều khiển hỏa lực Type 343 cho súng, lắp đặt tên lửa chống hạm Silkworm.

Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã nhận được 4 chiếc Type 053T mới (dựa trên chiếc 053H2 mới nhất lúc bấy giờ) vào đầu những năm 1990. Mỗi chiếc có giá 2 tỷ bạt. Hai chiếc được sửa đổi với sàn đỗ trực thăng phía sau. Sonar trên các tàu này là SJD-5A, một bước phát triển tiếp theo của sonar Echo Type 5 trên cùng loại tàu được bán cho hải quân Ai Cập và Bangladesh, VLSIC (Very large-scale integration, mạch tích hợp quy mô rất lớn) thay thế cho LSIC.

Đến giữa những năm 1990, Hải quân Thái Lan một lần nữa đặt hàng 2 tàu Type 053 tăng kích cỡ làm khinh hạm lớp F25T Naresuan. Người thiết kế chính khinh hạm F25T là Zhu Yingfu. Những chiếc F25T được trang bị động cơ và vũ khí của phương Tây, và việc chế tạo chúng được giám sát bởi các cố vấn kỹ thuật từ ngành đóng tàu của Đức. Sonar trên những chiếc F25T này là SO-7H, là phiên bản tiếng Trung của DUBA25 từ Pháp.

Chuyển giao cho Hải cảnh

Năm 2007, các khinh hạm Type 053H – “509” và “510” được chuyển giao cho Hải cảnh Trung Quốc và được trang bị lại thành các phương tiện tuần tra đại dương “1002” và “1003”. Cấu trúc thượng tầng đã được sửa đổi rất nhiều. Trang bị vũ khí được giảm xuống thành 1 khẩu pháo nhỏ phía trước và súng máy hạng nặng; một số thượng tầng được dọn sạch sử dụng để bố trí các xuồng tuần tra và tăng thêm không gian cho thủy thủ đoàn.

Chuyển giao cho Hải quân Bangladesh

Một khinh hạm Type 053H1 đã qua sử dụng được bán cho Hải quân Bangladesh với tên gọi BNS Osman vào năm 1989. Nó là khinh hạm tên lửa dẫn đường đầu tiên được biên chế cho Hải quân Bangladesh. Năm 2013, 2 khinh hạm Type 053H2 được chuyển giao cho Hải quân Bangladesh lần lượt là BNS Abu Bakr và BNS Ali Haider.

Chuyển giao cho Myanmar

Năm 2012, hai khinh hạm Type 053H1 là Anshun (FFG 554) và Jishou (FFG 557) được chuyển giao cho Hải quân Myanmar với tên gọi lần lượt là UMS Mahar Bandoola (F-21) và UMS Mahar Thiha Thura (F-23). ​​

Sự cố

Vào ngày 11/7/2012, một tàu Giang Hồ V, Đông Quan (560), mắc cạn tại một bãi cạn ngoài khơi Philippines. Khu vực xảy ra sự cố, được gọi là Bãi cạn Bán Nguyệt (phía Philippines gọi là Bãi cạn Hasa Hasa) thuộc quần đảo Trường Sa, cách Rizal, Palawan 60 dặm về phía Tây. Đến ngày 15/7, con tàu đã được đa ra khỏi bãi cạn và quay trở lại cảng mà không có thương vong, chỉ bị hư hại nhẹ. Các cuộc đối đầu về tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, và đặc biệt là tình trạng tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, đã trở nên thường xuyên hơn trong những năm gần đây và gây ra xích mích, đáng chú ý là tại hội nghị cấp cao ASEAN 2012 ở Phnom Penh diễn ra cùng lúc với sự cố.

Các phiên bản

Type 6601 (lớp Chengdu, Thành Đô)

Được hoàn thiện dưới dạng khinh hạm lớp Riga. Được trang bị vũ khí mạnh hơn một chút so với lớp Riga (Project 50) của Liên Xô: 2 bệ 25 mm nòng kép trên lớp Riga nguyên bản được thay thế bằng một cặp bệ 37 mm nòng kép thứ hai ở lớp Thành Đô. Ngoài ra, các bệ phóng RBU-2500 ASW trên lớp Riga ban đầu được thay thế bằng RBU-1200 trên Type 6601. Tất cả các tàu loại này đều được chuyển đổi sang tàu kiểu 01 vào đầu những năm 1970.

Type 01 (lớp Chengdu, Thành Đô)

Đến đầu những năm 1970, Type 6601 đã được nâng cấp giữa vòng đời với các ống phóng ngư lôi được thay thế bằng bệ tên lửa chống hạm SY-1 ống kép. Mặc dù được đổi tên thành Type 01, những con tàu này vẫn được gọi là lớp Thành Đô. Loại biên vào những năm 1980.

Type 065 (lớp Jiangnan, Giang Nam)

Dựa trên Type 6601/01. Thiết kế lần đầu tiên được bắt đầu vào tháng 12/1962 bởi Viện 701 tại Vũ Hán, và việc đóng mới bắt đầu vào tháng 8/1964. Con tàu đầu tiên đi vào hoạt động vào ngày 1/8/1966. Được trang bị động cơ diesel dân dụng cải tiến thay vì tuabin hơi nước hệ quân sự. Các bệ pháo chính được lắp 1 phía trước và 2 phía sau, thay vì 2 phía trước và 1 phía sau trên lớp Riga. Tất cả bị loại biên vào những năm 1980, nhưng được chuyển qua là tàu huấn luyện, bảo tàng và hoạt động dân sự. Các tàu này vẫn do PLAN quản lí và bảo trì.

Type 053K (tên NATO – lớp Jiangdong, Giang Đông)

Khinh hạm phòng không trang bị hai bệ phóng tên lửa đất đối không (SAM) HQ-61. Chỉ có 2 chiếc được đóng và loại biên vào đầu những năm 1990. Yingtan 531 được cập tại cảng một bảo tàng ở Thanh Đảo.

Type 053H (tên NATO – Jianghu-I, Giang Hộ I)

Khinh hạm tác chiến mặt nước “sản xuất hàng loạt” có thiết kế và trang bị đã lỗi thời đến mức vô vọng trước khi con tàu đầu tiên hoàn thành. Điểm nhấn duy nhất cho sự hiện đại là 4 tên lửa chống hạm SY-1 trong 2 cặp bệ phóng kép. Vũ khí còn lại bao gồm 2 pháo nạp đạn kép 100 mm đơn có chức năng điều khiển hỏa lực bằng thước ngắm lập thể rất đơn giản. Pháo chỉ bắn hiệu quả vào các mục tiêu bề mặt trong điều kiện ban ngày/ trời quang đãng. 6 khẩu pháo phòng không tầm ngắn 37 mm nòng kép đều được điều khiển bằng tay, hiệu quả hạn chế nghiêm trọng. Những con tàu này được trang bị sonar SJD-3 của Trung Quốc, cải tiến của Sonar Tamir-11 (MG-11, với tên NATO là Stag Hoof) gắn trên thân tàu. Thay vì gắn cố định vào thân tàu, SJD-3 đặt trong một ống lồng, khi không sử dụng, sonar được thu vào trong thân tàu, và khi triển khai, được hạ xuống nước dưới thân tàu vài mét. Trang bị chống ngầm 11 này rất hạn chế về kỹ chiến thuật, tất cả đều đã ngừng hoạt động, ngoại trừ một phần được bảo lưu làm nền tảng thử nghiệm.

Type 053H1 (tên NATO – Jianghu-II, Giang Hồ II)

053H được cải tiến với thiết bị điện tử, động cơ và bổ sung mới hơn. Sonar cho Jianghu-II là SJD-5, một phát triển của Trung Quốc từ Tamir-11 (MG-11) của Liên Xô, (tên NATO – Stag Hoof), với các bóng bán dẫn thay thế các ống chân không trong MG-11 nguyên bản của Liên Xô. 053H1 được trang bị 6 tên lửa SY-2 trong hai bệ phóng hộp ba.

Zhaotong 555 (Chiêu Thông 555) đã được sửa đổi với các hệ thống tiên tiến hơn như một nền tảng thử nghiệm. PL-9C SAMs đã được thêm vào thay thế bệ pháo 37 mm AA của nó.

8 chiếc vẫn hoạt động năm 2007.

Type 053H2 (tên NATO – Jianghu-III, Giang Hồ III)

053H2 được thiết kế trên thân tàu Type 053 được mở rộng và thể hiện ảnh hưởng của châu Âu. Được coi là khinh hạm “hiện đại” đầu tiên của Trung Quốc có cabin kín gió, điều hòa trung tâm, bảo vệ NBC và hệ thống tác chiến tích hợp (CTC-1629 của Anh/ZKJ-3A của Trung Quốc). Sonar của Jianghu-III là EH-5, một sự phát triển của SJD-5 trước đó được sử dụng trên Jianghu-II, với các mạch tích hợp thay thế bóng bán dẫn. Được trang bị 2 bệ phóng tên lửa hộp bốn, mang tên lửa đối đất (SSM) YJ-8 hoặc YJ-82, và pháo 100 mm Type 79A trong 2 bệ pháo nòng kép. 3 chiếc đã phục vụ trong biên chế Hạm đội Đông Hải năm 1997.

Type 053H1Q (tên NATO – Jianghu IV, Giang Hồ IV)

053H được sửa đổi với vũ khí phía sau được thay thế bằng sàn đỗ cho trực thăng Harbin Z-9. Được trang bị một bệ phóng hộp kép SY-1 SSM và một khẩu 100 mm nhỏ gọn do Pháp sản xuất. Chỉ có 1 tàu được đóng; Siping 544 (Tứ Xuyên 544) phục vụ trong Hạm đội Bắc Hải. Con tàu này được đổi tên thành Lushun vào tháng 7/2010, và sau đó được chuyển giao cho Học viện Hải quân Trung Quốc cho nhiệm vụ huấn luyện.

Type 053H1G (tên NATO – Jianghu V, Giang Hồ V)

Ban đầu là hạng phổ thông dựa trên Type 053H1. 6 chiếc do Nhà máy đóng tàu Hoàng Phố, Quảng Châu đóng vào những năm 1990 để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về tàu của Hạm đội Nam Hải. Những cải tiến tích hợp từ Type 053H2, bao gồm cabin kín gió, điều hòa không khí trung tâm, bảo vệ NBC và hệ thống chiến đấu tích hợp. Sonar cho Jianghu-V là EH-5A, biến thể mới nhất của loại SJD-5/EH-5/Echo Type 5 và đây là phiên bản được số hóa cao. Ban đầu được trang bị 6 SY-1A lỗi thời trong 2 bệ phóng hộp ba, sau đó được nâng cấp lên 8 YJ-83 SSM trong hai bệ phóng hộp bốn.

Type 053H2G (tên NATO – Giang Vệ I)

Type 053H3 (tên NATO – Giang Vệ II)

Lớp tàu Naresuan
Số hiệu:
053K: 531, 532
053H: 516, 515, 517, 511, 513, 512, 514, 518, 510, 509, 519, 520, 551, 552
053H1: 533, 534, 543, 553, 554, 555, 545, 556, 557
053H1Q: 544
053H2: 535, 536, 537
053H1G: 558, 560, 561, 559, 562, 563
(Số hiệu in đậm thuộc Hạm đội Nam Hải)

Lớp tàu tuần duyên (Hải cảnh)
– Nhà máy đóng tàu: Giang Nam
– Hạ thủy: 1974-1975
– Được đưa vào sử dụng: 1975-1976
– Được đưa vào hoạt động lại: năm 2006 trong Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc, gồm 2 chiếc:
+ Changde (509) – hiện là “1002”
+ Thiệu Hưng (510) – hiện là “1003”
– Tiếp tục được đưa vào hoạt động lại: năm 2006 trong PLAN
– Đang phục vụ: 2008 đến nay
– Phân loại lại: Tàu tuần duyên (tàu chở người, không phải tàu chiến)
– Khôi phục lại: năm 1996 trong Hải quân Trung Quốc
– Tình trạng: đang biên chế.
– Kiểu tàu: tuần tra đại dương – được hoán cải trước đây từ Giang Hồ I FFG (khinh hạm Type 053H)
– Lượng giãn nước: 1.600 tấn
– Chiều dài: 103 m
– Độ rộng: 10,8 m
– Chiều cao: 3,19 mét
– Động lực đẩy: 2 động cơ 12PA68TC DE 16000 mã lực
– Tốc độ: 25,6 hl/g (47,4 km/h)
– Xuồng: 2 xuồng cao tốc
– Biên chế: 160-200 người
– Vũ khí:
+ Pháo nhỏ phía trước và súng máy hạng nặng – thay thế 1 x pháo 37 mm nòng kép, 2 x 14,55 mm AA MG nòng kép
+ 2 vòi rồng
– Trực thăng: Harbin Z-9C

Tính năng KCT Type 053K:
– Lượng giãn nước: 1.674-1.924 tấn
– Chiều dài: 103 m
– Độ rộng: 10,8 m
– Mớn nước: 3,1 m
– Động lực đẩy: diesel 2 x 14.000 mã lực
– Vận tốc: 26 hl/g (48 km/h) (thiết kế); 30 hl/g (56 km/h) (thử nghiệm)
– Biên chế: 200
– Vũ khí:
+ 2 x pháo 100 mm nòng kép (tầm bắn 22 km)
+ 2-4 x 37 mm AAA nòng đôi (tầm bắn 8,5 km)
+ 2 x HQ-61B SAM bệ kép (tầm bắn 10 km)
+ 2 x 62 mm;
+ 5 ống rocket ASW RL (tầm bắn 1,2 km)

Type 053H:
– Lượng giãn nước: 1.457-1.702 tấn
– Chiều dài: 103,2 m
– Độ rộng: 10,8 m
– Mớn nước: 3,05 m
– Động lực đẩy: diesel 2 x 14.000 mã lực
+ 2 x 12E390VA, 880 kW (7.885 mã lực) tại 480 vòng/phút.
+ 4 x Máy phát điện diesel SEMT Pielstick 16PA6V280BTC (được cấp phép sản xuất bởi Shaanxi Diesel Engine Works).
– Vận tốc: 26 hl/g (48 km/h) 26,5 hl/g (49,1 km/h)
– Biên chế: 190
– Khí tài:
+ Radar Type 354 quan sát bề mặt/trên không 2D
+ Radar Type 352 (Vuông)
+ Radar băng tần G/H để nhắm mục tiêu SSM và súng 100 mm
+ Sonar MF gắn trên thân tàu EH-5
+ Hệ thống đánh chặn Jug Pair ECM/EW
+ Hệ thống thông tin chiến đấu ZKJ-3 (với tốc độ được báo cáo là 1 Mbit/s) trên một số tàu
+ Liên kết dữ liệu: HN-900 (Trung Quốc tương đương với 11A/B, sẽ được nâng cấp)
+ Thiết bị thông tin liên lạc: SNTI-240 SATCOM
– Vũ khí:
+ 6 x tên lửa SY-1 SSM
+ 2 x 100 mm
+ 4 x AA 37 mm nòng kép
+ 2 x bom chìm Type 81 (RBU-1200) 5 ống rocket ASW RL (30 tên lửa), hoặc 2 x Type 3200;
+ 6 ống rocket ASW RL (36 quả)
+ 2 x bệ phóng súng cối;
+ 5 ống A/S Type 62

Type 053H2:
– Lượng giãn nước: 1.720-1.960 tấn
– Chiều dài: 103,2 m
– Độ rộng: 11,3 m
– Mớn nước: 3,19 m
– Động lực đẩy: 2 x 12E390VA, 880 kW (7.885 mã lực) tại 480 vòng/phút.
– Vận tốc: 26,5 hl/g (49,1 km/h)
– Biên chế: 190-200
– Khí tài:
+ Radar Type 354 quan sát trên không/bề mặt 2D, băng tần I
+ Type 517H-1 (Hl/gife Rest) quan sát trên không tầm xa 2D, băng tần A
+ Kiểm soát hỏa lực quan sát bề mặt Radar (Square Tie) Type 352, băng tần I
+ Radar điều khiển hỏa lực Type 343 (Wasp Head), băng tần G/H
+ 2 x radar điều khiển hỏa lực Type 341 cho súng AA 37 mm
+ 2 x radar dẫn đường Racal RM-1290, băng tần I
+ Sonar tần số trung bình SJD-5
+ Sonar trinh sát SJC-1B
+ Sonar liên lạc SJX-4
+ Hệ thống dữ liệu chiến đấu CTC-1629 (hoặc bản sao của Trung Quốc ZKJ-3A)
+ Liên kết dữ liệu: HN-900 (Trung Quốc tương đương với Link 11A/B, sẽ được nâng cấp)
+ Thiết bị thông tin liên lạc: SNTI-240 SATCOM
+ Bộ EW đánh chặn RWD-8 (Jug Pair)
+ Bộ thu cảnh báo radar Type 9230I
+ IFF: 651A
– Vũ khí:
+ 8 x YJ-8 hoặc YJ-82 SSM
+ 2 x pháo Type 79A nòng kép
+ 2 x 100 mm
+ 4 x Type 76 nòng kép
+ 4 x 37 mm AA
+ 2 x 5 ống phóng rocket ASW Type 81 (30 quả)
+ 4 x máy chiếu 64 DC
+ 2 x giá đỡ DC
+ 2 x bệ phóng tên lửa mồi bẫy Mk 36 SRBOC nòng 6.

Tàu trong lớp

Type 053K (Giang Đông)
– 531 Anh Đàm, biên chế 3/1975, ngừng hoạt động 7/1994, làm bảo tàng.
– 532 Trung Đông, biên chế 7/1977, loại biên 6/1986.

Type 053H (Jianghu-I)
– 516 Cửu Giang, biên chế 31/12/1975, loại biên 12/6/2018.
– 515 Hạ Môn, biên chế 31/12/1975, loại biên 8/2013, làm bảo tàng.
517 Nam Bình, biên chế 31/10/1977, Hạm đội Nam Hải, chuyển sang Học viện Hải quân Trung Quốc làm tàu ​​huấn luyện vào năm 2012.
– 511 Nam Thông, biên chế 31/3/1977, loại biên 8/2012.
513 Hoài An, biên chế 31/12/1977, loại biên 20/5/2013, chuyển cho Đại học Kỹ thuật Hải quân làm tàu ​​huấn luyện.
– 512 Vô Tích, biên chế 14/12/1978, loại biên 16/8/2012.
– 514 Trấn Giang, biên chế 25/1/1979, loại biên 12/5/2013 (làm tàu ​​mục tiêu).
– 518 Dịch An, biên chế 31/3/1979, loại biên 2012, làm Cơ sở Giáo dục Quốc phòng Công viên Vô Tích, Tân Giang.
510 Thiệu Hưng, biên chế 30/6/1979, loại biên 3/2007, chuyển Hải cảnh, số hiệu 1003.
509 Trường Đức, biên chế 30/9/1979, loại biên 3/2007, chuyển Hải cảnh, số hiệu 1002.
519 Trường Chi, biên chế 16/12/1979, Hạm đội Bắc Hải, làm tàu thử nghiệm.
– 520 Khai Mạc, biên chế 28/6/1980, loại biên 1992 (mắc cạn trên rạn san hô vào năm 1985).
– 551 Mậu Danh, biên chế 30/9/1980, loại biên 10/2012.
– 552 Nghi Tân, biên chế 19/12/1980, loại biên 10/2012.

Type 053H1 (Jianghu-II)
– 533 Thái Châu, biên chế 30/6/1982, loại biên 13/7/2019.
– 534 Kim Hoa, biên chế 13/12/1982, loại biên 13/7/2019 (làm tàu ​​bảo tàng ở Hoành Điếm).
– 543 Đan Đông, biên chế 30/5/1985, loại biên 5/2021 (làm tàu ​​bảo tàng ở Đan Đông).
553 Thiếu Quan, biên chế 24/9/1985, Hạm đội Nam Hải.
– 554 An Thuận, biên chế 27/6/1986, loại biên 3/2012. Chuyển cho Hải quân Miến Điện với tên gọi UMS Maha Bandula (F21).
– 555 Triệu Đồng, biên chế 24/3/1987, loại biên 29/4/2021.
– 545 Lâm Phần, biên chế 30/9/1987, loại biên 13/7/2019.
– 556 Tương Đàm, biên chế 20/12/1987, loại biên 1989. Chuyển cho Hải quân Bangladesh với tên gọi BNS Osman (F18). Đã ngừng hoạt động vào năm 2020.
– 557 Thủ Châu, biên chế 15/6/1988, loại biên 3/2012. Chuyển cho Hải quân Miến Điện với tên gọi UMS Maha Thiha Thura (F23).

Type 053H1Q (Jianghu-IV)
544 Hành Trình, biên chế 24/12/1985, Hạm đội Bắc Hải, nguyên là Tứ Bình, được đổi tên vào ngày 28/7/2010. Đang hoạt động. Chuyển sang Học viện Hải quân Trung Quốc làm tàu ​​huấn luyện vào năm 2010.

Type 053H2 (Jianghu-III)
– 535 Hoàng Thị, biên chế 14/12/1986, loại biên 4/2013. Bán cho Hải quân Bangladesh với tên BNS Abu Bakr (F15). Số hiệu 535 đổi quan khinh hạm Type 056A số 655.
– 536 Vu Hồ, biên chế 29/12/1987, loại biên 4/2013. Bán cho Hải quân Bangladesh với tên BNS Ali Haider (F17). Số hiệu 536 đổi quan khinh hạm Type 056A số 539.
– 537 Thương Châu, biên chế 17/11/1990, loại biên 8/2019. Nguyên là Châu Sơn, được đổi tên vào ngày 31/7/2006.

Type 053H1G (Jianghu-V)
558 Bắc Hải (nguyên là  Tử Cống), biên chế 5/1993, Hạm đội Nam Hải.
– 560 Đông Quan, biên chế 10/1993, loại biên 2/2020.
– 561 Sán Đầu, biên chế 10/1993, loại biên 2/2020.
559 Phật Sơn (nguyên là Khang Định), biên chế 6/1994, Hạm đội Nam Hải.
562 Giang Môn, biên chế 1995, Hạm đội Nam Hải. Chuyển đến Học viện Hải quân Trung Quốc làm tàu ​​huấn luyện
563 Triệu Khánh, biên chế 1995, Hạm đội Nam Hải. Chuyển đến Học viện Hải quân Trung Quốc làm tàu ​​huấn luyện.

Phục vụ cùng hải quân các nước khác: Tổng cộng 11 chiếc.

Hải quân Bangladesh
– BNS Osman (F18) (Type 053H1): nguyên là 556 Tương Đàm trong PLAN, bán cho Bangladesh năm 1989. Ngừng hoạt động năm 2020.
– BNS Abu Bakr (F15) (Type 053H2): nguyên là 535 Hoàng Thạch trong PLAN, được bán cho Bangladesh năm 2013.
– BNS Ali Haider (F17) (Type 053H2): nguyên là 536 Vu Hồ trong PLAN, được bán cho Bangladesh vào năm 2013.

Hải quân Myanmar
– UMS Maha Bandula (F21) (Type 053H1): nguyên là 554 An Thuận trong PLAN, bán cho Miến Điện năm 2012.
– UMS Maha Thiha Thura (F23) (Type 053H1): nguyên là 557 Thủ Châu, bán cho Miến Điện năm 2012.

Hải quân Ai Cập
– ENS Najim al-Zafir (951) (Type 053HE): Đã ngừng hoạt động.
– ENS Al-Nasser (956) (Type 053HE): Đã ngừng hoạt động.

Hải quân Hoàng gia Thái Lan
– HTMS Chao Phraya (455) (Type 053HT): Dựa trên Type 053H2 (Jianghu-III), được sản xuất để xuất khẩu năm 1991 với tên gọi 053T (T = Thái Lan).
– HTMS Bangpakong (456) (Type 053HT): Tương tự như trên.
– HTMS Kraburi (457) (Type 053HT(H)): Thiết kế 053HT-H cải tiến, được xây dựng vào năm 1992 để xuất khẩu. Sàn trực thăng + YJ-81 (C-801) SSM.
– HTMS Saiburi (458) (Type 053HT(H)): Tương tự như trên./.

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *