PHÂN LOẠI TÀU CHIẾN MẶT NƯỚC

Tàu chiến mặt nước hiện đại được chia thành 6 nhóm: tàu sân bay (aircraft carriers), tàu tuần dương (cruisers), tàu khu trục (destroyers), khinh hạm (frigates), tàu hộ vệ (corvettes)tàu đổ bộ (amphibious assault ships).

Tuy nhiên, khó phân biệt rõ ràng qua đặc điểm và nhận dạng giữa tàu tuần dương, tàu khu trục và khinh hạm, ranh giới giữa chúng dễ gây nhầm lẫn, đôi khi chỉ có ý nghĩa ngôn ngữ. Chưa kể do định nghĩa được quy định khác nhau tùy mỗi quốc gia, mỗi giai đoạn lịch sử. Cùng một loại tàu, nhưng nước này gọi khu trục, nước khác gọi tuần dương, hoặc là khinh hạm… Đặc điểm chung là hầu hết tàu các loại này đều được trang bị tên lửa hành trình, ngư lôi chống ngầm, pháo tàu (chính) cỡ nòng 100-155 mm, vũ khí tầm gần… để thực hiện 3 nhiệm vụ chính chống tàu mặt nước, chống ngầm và phòng không, ngoài ra còn có khả năng tác chiến điện tử, thực hiện các nhiệm vụ khác (hộ tống, cứu hộ cứu nạn, hỗ trợ quốc tế…).

Sau Thế chiến II, cho đến năm 1975, Hải quân Mỹ định nghĩa “frigate” là loại tàu chiến mặt nước lớn hơn tàu khu trục và nhỏ hơn tàu tuần dương.

Thiết giáp hạm(battleships) là loại tàu hiện nay không còn phục vụ trong hải quân thế giới hiện đại. Có một loại tàu xưa được gọi là “tàu chiến tuần dương” (battlecruisers) là sự chuyển tiếp giữa thiết giáp hạm và tàu tuần dương. Tàu chiến tuần dương thực ra là thiết giáp hạm (được trang bị các loại pháo cỡ lớn) nhưng có lớp vỏ được làm nhẹ (mỏng) đi để đổi lấy tốc độ cho tàu.

Ngày nay, tàu khu trục thường được coi là tàu tác chiến mặt nước thống trị của hầu hết các lực lượng hải quân hiện đại.

Đối với các tàu mặt nước nêu trên, các tàu sân bay (aircraft carriers), tàu tuần dương (cruisers), tàu khu trục (destroyers), khinh hạm (frigates) được phân vào nhóm tàu chiến cơ bản (Principal surface combatants)

Các tàu nhỏ hơn được phân loại vào nhóm các tàu chiến mặt nước ven bờ (coastal warfare vessels) gồm: tàu tên lửa tấn công nhanh PCM (missile boats), tàu ngư lôi PT (torpedo boats), tàu pháo PG (gunboats), tàu tuần tra PB (patrol boats), tàu săn ngầm (chasers), tàu đổ bộ (crafts)

Trong tiếng Việt hay một số ngôn ngữ khác, việc gọi “tàu” hay “thuyền” hay “xuồng” hay “bến” hay “đốc” hay “ụ”… tuy được phân định nhưng không được chỉ định một cách rạch ròi. Hầu hết các phương tiện cơ động bằng máy trên hoặc dưới mặt nước đều gọi chung là “tàu”. Điều này tương tự trong tiếng Anh là “ship” hay trong tiếng Nga “корабль”.

Hầu hết các lực lượng hải quân đều có tàu bảo đảm (support) và tàu phục vụ (auxiliary) được vũ trang nhẹ, như tàu quét mìn, tàu tuần tra, tàu tuần tra xa bờ, tàu tiếp liệu, tàu chở quân, tàu dẫn bắn… Các loại tàu này còn được gọi chung là tàu “phụ trợ”.

Việc phân loại tàu “bảo đảm” và “phục vụ” cũng có tính chất tương đối. Ngoại trừ các loại tàu chuyên dụng, các “phi tàu chiến” hiện đại ngày nay có thể vừa bảo đảm chiến đấu và phục vụ các nhu cầu khác nhau trên biển, của các tàu chiến, khu đồn trú, các hoạt động cả quân sự và dân sự./.

Tàu sân bay lớp Nimitz (Mỹ)
Tàu bến đổ bộ LHA lớp America (Mỹ)
Tàu tuần dương lớp Kirov (Nga)
Tàu khu trục lớp Arleigh Burke (Mỹ)
Khinh hạm lớp Fremm
Tàu hộ vệ lớp Gremyashchiy Project 20385 (Nga)
Tàu tác chiến ven biển lớp Freedom (Mỹ)
Tàu tên lửa Type 022 (Trung Quốc)
Craft (Tàu đổ bộ đệm khí) Type 724, Trung Quốc
Cutter (Tàu cảnh sát biển)
Tàu phục vụ Type 903 (Trung Quốc)

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *