VŨ KHÍ CỦA HẢI QUÂN TRUNG QUỐC

Hải quân quân giải phóng nhân dân (PLAN) là thuộc Quân giải phóng nhân dân (PLA), lực lượng vũ trang của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Lực lượng PLAN bao gồm khoảng 250.000 quân và vài trăm tàu ​​chiến chủ lực, được tổ chức thành 3 hạm đội: Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông HảiHạm đội Nam Hải.

Hầu hết các hệ thống vũ khí hải quân mà PLAN sử dụng đều được phát triển trước năm 1990, gồm 3 loại cơ bản: pháo, ngư lôitên lửa. Mỗi loại đều hướng đến một phạm vi và loại mối đe dọa cụ thể.

Trong suốt lịch sử phát triển, ban đầu từ năm 1949 đến đầu những năm 1980, PLAN chủ yếu dựa vào pháo và ngư lôi làm vũ khí chính. Điều này dẫn đến sự phát triển của nhiều loại và cỡ nòng của súng, pháo phòng không và chống hạm. Ngư lôi là vũ khí phụ, đóng vai trò quan trọng trong học thuyết phòng thủ bờ biển của PLAN. Nhiều khu trục hạm, khinh hạm và tàu phóng lôi đều mang một loạt ngư lôi chống hạm cho đến ngày nay.

Giống như hầu hết các lực lượng hải quân, việc sử dụng tên lửa đã hoàn toàn cách mạng hóa khả năng và chiến thuật của hải quân Trung Quốc. Ngoài ra, ngày càng có nhiều sự chú ý dành cho chống ngầm, vũ khí điện tử và đường không.

Cách mạng Văn hóa là một sự gián đoạn lớn đối với nhiều chương trình phát triển vũ khí của PLAN. Các khái niệm vũ khí tiên tiến luôn nằm trong tâm trí các nhà tư tưởng của PLAN kể từ những năm 1950, ngay cả khi chúng không thể được triển khai vào thời điểm đó. Do đó, rất nhiều hệ thống vũ khí hiện đại như tên lửa đất đối không SAM (surface-to-air missile), ngư lôi hiện đại hóa và hệ thống tên lửa/cảm biến đã không được đưa vào trang bị cho đến đầu những năm 1980. Hơn nữa, sự tinh vi về kinh tế và kỹ thuật để tạo ra hệ thống điều khiển hỏa lực, xác định mục tiêu và khả năng theo dõi vẫn chưa được đưa ra cho đến giữa những năm 1980.

Hệ thống pháo tàu

Trong PLAN, pháo phân thành chống hạm và phòng không. Pháo chống hạm thường được lắp đặt trên các tàu khu trụctàu tuần dương, với các phiên bản nhỏ hơn trên tàu khu trục nhỏ (khinh hạm). Các tàu nhỏ hơn sử dụng ngư lôi để làm vũ khí chống hạm. Việc sử dụng ngày càng nhiều tên lửa đồng nghĩa với việc vũ khí chống hạm thuần túy (súng, pháo) ít được chú ý hơn. PLAN chưa bao giờ sở hữu thiết giáp hạm hoặc tuần dương hạm và việc sử dụng pháo chính của tàu chủ yếu là ở khả năng ứng phó, vì chúng chưa bao giờ tham gia hỗ trợ gần bờ từ các tàu tuần dương hoặc khu trục hạm.

Các loại súng, pháo phòng không có kích thước và sức mạnh khác nhau, từ súng máy 25 mm nòng xoay đến Hệ thống vũ khí tầm gần CIWS (Close-in weapon system) tiên tiến và vũ khí phòng không bắn nhanh 57 mm hỗ trợ radar… Hầu hết tất cả các lớp tàu PLAN đều duy trì ít nhất một số khả năng phòng không. Hầu hết các tàu khu trục và tàu tuần dương tăng cường điều này bằng các tên lửa đất đối không.

Các hệ thống pháo cũ hơn và kế thừa hiện đang được sử dụng:
ZIF-32 57 mm, nòng đôi của Liên Xô (Type 66).
Type 76 37 mm, nòng đôi tự động.
Bu-11 37 mm nòng đôi, bằng tay của Liên Xô (Type 63).
Type 61 25 mm, nòng đôi.
2M-8 (Type 61) 25 mm, nòng đôi, bằng tay của Liên Xô.
Type 69 14,5 mm, nặng đơn hoặc đôi.
12,7 mm, nặng đơn hoặc đôi.

Hệ thống pháo được trang bị phổ biến nhất trong hầu hết các tàu bản địa là pháo phòng không 37 mm (Type-61/76). Đây là loại pháo vận hành bằng tay, với một khẩu trên một giá đỡ mở. Type 61 được hầu hết các tàu chiến mặt nước Trung Quốc trang bị, từ các tàu tác chiến nhỏ ven biển Thượng HảiHải Nam (Hainan) cho đến các tàu chiến lớn nhất thuộc lớp LudaJianghu. Những khẩu pháo này có rất nhiều hạn chế. Chúng chỉ có thể hoạt động trong điều kiện thời tiết tốt và chỉ hiệu quả trong điều kiện ánh sáng ban ngày vì chúng thiếu sự phối hợp của radar hoặc bất kỳ hình thức ngắm bắn mục tiêu tự động nào. Tuy nhiên, chúng tiết kiệm và có độ tin cậy cao. Hỏa lực của chúng đã được sử dụng hiệu quả không chỉ chống lại máy bay mà còn chống lại các mục tiêu trên biển và trên bộ.

Loại vũ khí cũ Type-61 37 mm vận hành bằng tay đang dần bị loại bỏ để chuyển sang trang bị vũ khí tự động, nhưng nó vẫn còn trên nhiều tàu chiến ven bờ và chủ lực. Ngoài pháo 37 mm, còn có hệ thống pháo Type-66 57 mm (120 viên/phút đến độ cao 12.000 m) và pháo Type-61 25 mm (800 viên/phút, cự ly 2.500 m). Chúng cũng được bắn bằng tay. 57 mm nổi bật trên tàu lớp Hainan và một số LST. Cũng giống như 37 mm, hệ thống này gần như hoàn toàn không hiệu quả trước các máy bay phản lực hiện đại và tên lửa đang phóng tới. Tuy nhiên, nó đã được chứng minh là có hiệu quả trong phòng tàu trên biển (trận thảm sát Gạc-ma, trước các tàu vận tải của Việt Nam).

Pháo phòng không vẫn quan trọng đối với các tàu chiến PLAN, nhưng khái niệm về nó đã được thay đổi hoàn toàn trong thời gian gần đây. Tất cả các tàu chiến mới và những tàu đã được nâng cấp đều sở hữu một biến thể hoàn toàn tự động của pháo 37 mm. Hệ thống này được gọi là hệ thống pháo phòng không kép Type 76A (180 viên/phút, cự ly 4.500 m). Type 76A là hậu duệ trực tiếp của pháo nòng đôi Type 76 37 mm, nó là sự kế thừa của pháo nòng đôi 37 mm Type 61. Mặc dù pháo 37 mm nòng đôi Type 76 hoàn toàn tự động, nó có tháp pháo mở và do đó phải chịu tác động của môi trường khắc nghiệt, điều này gây ra các vấn đề về độ tin cậy. Một thiếu sót khác của pháo nòng đôi Type 76 37 mm là giống như tiền nhiệm vận hành bằng tay, nó thiếu hệ thống điều khiển hỏa lực.

Do đó, pháo nòng đôi Type 76A 37 mm được phát triển để giải quyết những vấn đề này bằng cách đưa vào một tháp pháo kèm theo hệ thống điều khiển hỏa lực. Một radar điều khiển hỏa lực dẫn đường cho những vũ khí này và có thể tấn công mục tiêu trong hầu hết các điều kiện. Ngoài ra còn có một thiết bị quang điện tử cho phép nhắm mục tiêu bằng tay và quang học. Type 76F là hệ thống Type 76A với hệ thống điều khiển hỏa lực đơn giản hóa, có hệ thống tích điện nhưng không có radar. Ngoài ra, có một bảng điều khiển cho một người điều khiển bên trong bệ súng để điều khiển bằng tay cục bộ, mặc dù pháo có thể hoàn toàn tự động. Không giống như các loại giá treo thủ công cũ yêu cầu một kíp bắn để điều khiển, ngắm bắn, nạp đạn và khai hỏa vũ khí, Type 76F chỉ yêu cầu 01 người điều khiển hệ thống ngắm bắn. Ngoài các khẩu pháo 37 mm, một số khẩu AK-230 của Nga cũng được mua và chế tạo ngược (như Type 69) cho các tàu thuyền nhỏ.

Chống tàu:
Type 76 nòng đôi 130 mm.
– 130/58 M1957 nòng đôi 130 mm, Liên Xô.
– 130/50 M1936 130 mm nửa kín, Liên Xô.
Type 79 100 mm nòng đôi tự động.
– Type 79A 100 mm nòng đôi tự động.
– Type H/PJ-33A 100 mm nòng đôi tự động.
Cresusot-Loire 100 mm nhỏ gọn của Pháp.
– Type 210 100/55 100 mm nòng đơn tự động.
– Type H/PJ-87 100/55 100 mm nòng đơn tự động.
100/56 Bu-34 bệ súng đơn 100 mm nửa kín, Liên Xô.
AK-176 76 mm nòng đơn tự động, Liên Xô.
H/PJ-26 76 mm tàng hình (phát triển từ AK-176).
AK-130 130 mm nòng đôi, Liên Xô.
H/PJ-38.

Hầu hết các tàu chiến mặt nước của PLAN – lớp khu trục và khu trục nhỏ đều sử dụng pháo chính (chủ yếu là tháp pháo phía mũi và nhiều tàu cũng có tháp pháo phía sau). Pháo phòng không chủ yếu dựa trên các thiết kế từ 76 mm đến 130 mm của Liên Xô. Pháo nòng đôi Type-76 130 mm là bệ pháo chính trên các tàu khu trục lớp Luda. Một hệ thống pháo hạm được đặc chế hơn là pháo 100 mm kép Type 79 (cũng như các phiên bản đơn). Súng có thể được vận hành với chỉ 01 người điều khiển hoặc hoàn toàn tự động dẫn hướng bằng radar hoặc ngắm bắn quang điện tử. Những khẩu súng này có thể bắn chính xác với tốc độ khoảng 25 phát/phút. Một ngàm 100 mm bản địa mới có sẵn trên các tàu chiến mới nhất – đây là một loại vũ khí bắn nhanh tương tự như vũ khí Creusot-Loire của Pháp. Các hệ thống pháo 130 mm bản địa mới hơn cũng đang được phát triển.

Hệ thống vũ khí tầm gần (CIWS):
H/PJ-17.
CS/LK4.
– Type 1130.
– Type 730.
AK-630.
AK-630 mod.
CIWS Kashtan.

Nhiều lực lượng hải quân trên thế giới vận hành nhiều Hệ thống vũ khí tầm gần CIWS. Các hệ thống này được thiết kế để tấn công các mục tiêu tốc độ cao, độ cao thấp, ở cự ly gần, ví dụ như một tên lửa chống hạm đang lao tới. Một CIWS với khả năng điều khiển radar và hỏa lực nhanh có thể phá hủy các tên lửa đang lao tới. Cho đến gần đây, Trung Quốc hầu như không có hệ thống CIWS. Các tàu khu trục lớp Sovremenny do Nga chế tạo được mua trong một thỏa thuận năm 1996 đã mang lại cho Trung Quốc khả năng CIWS đầu tiên. Những chiếc tàu loại này sử dụng CIWS được gọi là AK-630, với các giá treo dành riêng cho các tàu Nga. Tuy nhiên, Trung Quốc gần đây đã có thể chế tạo lại AK-630 hoặc mua tháp pháo. Chúng đã được trang bị trên khinh hạm lớp Ma’anshan Type 054tàu tên lửa Type 022 mới.

Một hệ thống của Trung Quốc, Type 730, là CIWS hoàn toàn bản địa đầu tiên của Trung Quốc. Mặc dù bên ngoài tương tự như Goalkeeper của Hà Lan, nó được cho là vận hành các hệ thống radar và quang học bản địa. Nó gồm 7 nòng và bắn đạn pháo cỡ 30 mm liên hoàn, tốc độ lớn (4.500-5.800 viên/phút).  Hệ thống này đã được trang bị trên các tàu khu trục 052B, 052C051C cho đến nay, và dự kiến ​​sẽ thay thế một số giá đỡ Type 76 trên các tàu chiến cũ, cũng như là tiêu chuẩn cho tất cả các tàu chiến mặt nước mới. Việc mua thêm 2 tàu khu trục lớp Sovremenny đã cung cấp cho PLAN hệ thống CIWS Kashtan (kết hợp pháo và tên lửa SAM).

Trạm vũ khí từ xa:
ORW-1.
CS/LK4.
H/PJ-15.
H/PJ-17.

Ngư lôi, mìn và vũ khí ASW

Ngư lôi không còn là vũ khí chống hạm quan trọng trong PLAN. Tuy nhiên nó chiếm ưu thế rất lớn trong số các tàu tấn công ven biển. Với sự thành công của tàu phóng lôi trong Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai, PLAN cũng tìm cách sử dụng ngư lôi để phòng thủ. Sự linh hoạt của tàu nhỏ ven biển cùng với ngư lôi tốc độ cao là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các tàu chiến lớn hơn. Những năm 1950, 1960 và 1970 chứng kiến ​​một số lượng lớn tàu phóng ngư lôi được chế tạo (có tới 200 chiếc hoạt động ở một thời điểm). Tuy nhiên, trong những năm sau đó, với việc ngày càng không có khả năng phát hiện các tàu ngầm của Nga hoặc Mỹ, PLAN đã chuyển trọng tâm từ ngư lôi sang các ứng dụng chống ngầm (ASW) và tàu ngầm. Trong khi hầu hết các tàu tác chiến mặt nước đều có một số khả năng phóng ngư lôi, nó chỉ là thứ yếu và một số tàu hoàn toàn không trang bị ống phóng ngư lôi.

Các chương trình ngư lôi của Trung Quốc được thiết lập dưới sự hướng dẫn của Liên Xô cũ vào những năm 1950, khi Trung Quốc xây dựng hai nhà máy ngư lôi dưới sự chỉ đạo của Liên Xô, và bắt đầu cấp phép lắp ráp ngư lôi bắn thẳng không điều khiển. Vào tháng 4/1958, Phòng Vũ khí Hải quân của PLAN thành lập Viện nghiên cứu ngư lôi bản địa. Bốn tháng sau, phó tổng tham mưu trưởng PLA Zhang Aiping và phó tổng tư lệnh LAN Luo Shunchu  dẫn đầu một phái đoàn quân sự đến thăm Liên Xô cũ đã ký một thỏa thuận với Liên Xô để sản xuất ba loại ngư lôi của Liên Xô ở Trung Quốc. Tuy nhiên, so với các chương trình quân sự khác, mỗi chương trình có hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm cố vấn Liên Xô, Liên Xô cũ không chú trọng nhiều đến năng lực ngư lôi: tổng số cố vấn của Liên Xô ban đầu được cử đến Trung Quốc cho tất cả các chương trình ngư lôi của họ chỉ có năm người.

Liên Xô đã nhanh chóng chuyển các mẫu và thông tin kỹ thuật của 3 loại ngư lôi cho Trung Quốc cùng với 5 cố vấn cho Trung Quốc như đã hứa. Hai cố vấn Liên Xô được giao nhiệm vụ hỗ trợ Trung Quốc sản xuất ngư lôi phóng tên lửa RAT-52, trong khi những người khác được giao dạy Trung Quốc về khí oxy nén và ngư lôi tự dẫn âm thanh thụ động SAET-60. Vào tháng 7/1960, hai mẫu ngư lôi phóng bằng tên lửa (ngư lôi tên lửa) đầu tiên do Trung Quốc chế tạo đã được hoàn thành. Hệ thống động cơ và thiết bị điện tử của ngư lôi tự dẫn âm thanh thụ động chạy bằng điện cũng đã được hoàn thiện, trong khi các công nghệ cơ bản của ngư lôi oxy nén cũng do Trung Quốc làm chủ. Mọi thứ có vẻ thuận lợi nhưng sự chia rẽ Trung-Xô sau đó đã kết thúc tương lai đầy hứa hẹn: từ ngày 28/7 đến ngày 01/9/1960, Liên Xô cũ đã nhanh chóng rút tất cả các cố vấn của mình khỏi Trung Quốc.

Vấn đề trở lên phức tạp do những bất ổn chính trị trong nước khác như Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa đã cản trở nghiêm trọng hơn nữa việc phát triển ngư lôi của người Trung Quốc bản địa. Do đó, ngư lôi nhiều nhất trong kho của Trung Quốc là ngư lôi bắn thẳng không có điều khiển. Năm 1978, PLAN đã đạt được năng lực phóng ngư lôi đáng kể khi một ngư lôi Mk 46 Mod.1 block 2 của Hoa Kỳ, được cho là do ngư dân thu hồi, được thiết kế ngược và trở thành ngư lôi ASW Yu-7. Người ta cho rằng trong những năm 1980, thiết kế Yu-7 cũng được hưởng lợi từ các lô Mk 46 Mod tiếp theo. 2 ngư lôi mua cho PLAN từ Hoa Kỳ với tổng giá trị 8 triệu USD vào năm 1985. Yu-7 đã trở thành nền tảng của tác chiến chống ngầm của PLAN. Yu-7 chủ yếu được mang bằng trực thăng Z-9CZ-8, và các biến thể trên tàu có thể được phóng từ các tàu khu trục và khinh hạm.

Từ tháng 10 đến tháng 11/1983, Đại học Bách khoa Tây Bắc Trung Quốc đã hoàn thành nâng cấp các cơ sở thử nghiệm âm thanh dưới sự chỉ đạo của Viện Công nghệ California, và cơ sở này đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển ngư lôi của Trung Quốc kể từ đó. Năm 1993, Trung Quốc đặt mua ba loại ngư lôi của Liên Xô cùng với việc mua tàu ngầm lớp Kilo: TEST-71, được thay thế bằng tàu kế nhiệm TEST-96 theo đơn hàng thứ 2, và Type 53-65. Cũng có thông tin cho rằng Trung Quốc đã đặt mua ngư lôi hạng nhẹ APR-3E ASW mới nhất của Nga cho các máy bay Ka-28Be-200 ASW của họ.

Ngư lôi hiện tại
Yu-1.
Yu-2.
Yu-3.
ET32.
Yu-4.
APR-3E.
A244-S.
Shkval.
ET52
Yu-5.
ET34.
ET36.
C43.
Yu-6.
Yu-7.
Yu-8.
Yu-9.
Yu-10.
Yu-11.

Các tàu ngầm Trung Quốc đã vận hành nhiều loại ngư lôi được thiết kế trong nước. Những loại này bao gồm từ Yu-1 không điều khiển cơ bản đến Yu-6 tầm xa và tiên tiến hơn nhiều. Rất ít tài liệu về các thiết kế ngư lôi của PLAN. Người ta cho rằng ngư lôi của PLAN đã cũ và thiếu các tính năng tiên tiến để chống lại các mục tiêu nhanh nhẹn hoặc yên tĩnh.

Tuy nhiên, với việc chuyển giao các tàu Kilo của Nga, Trung Quốc cũng đã có được một số thiết kế ngư lôi tiên tiến của Nga. Một trong những vũ khí như vậy là ngư lôi Wake homing, loại ngư lôi này nằm trên một con tàu nổi hơn là chỉ đọc sonar. Người ta tin rằng công nghệ này đã được áp dụng cho các ngư lôi mới của Trung Quốc như Yu-5. Ngoài ra, Jane’s Information Group đưa tin, vào cuối những năm 1990, Trung Quốc đã mua rất nhiều ngư lôi Shkval 200 hải lý của Nga từ Kazakhstan và đang đàm phán mua nhà máy sản xuất ngư lôi của Liên Xô ở đó.

Tác chiến chống ngầm
S3V.
CJ-1.
CY-1.
CY-2.
CY-3.
CY-4.
CY-5.
Yu-8.

Tác chiến chống ngầm (ASW) ngoài ngư lôi vẫn là một lĩnh vực hạn chế trong PLAN. Các tàu của PLAN theo truyền thống sử dụng các quả nổ ngầm và súng cối A/S. Các tàu của PLAN cũng thường được trang bị các bệ phóng bom chìm ASW nhiều nòng. Chúng dựa trên thiết kế của Nga và có khả năng bắn bom chìm ở tầm ngắn. Nó được cho là có hiệu quả chống lại các mục tiêu nông cũng như một lá chắn có thể ngăn chặn ngư lôi bay tới. Hầu hết các tàu chiến PLAN theo truyền thống có 2-4 bệ phóng nhiều nòng ở phía trước khẩu pháo chính.

Đã có bằng chứng cho thấy PLAN đã bắt tay vào phát triển một hệ thống tên lửa ASW hiện đại tương tự như ASROC. Đây là một tên lửa tầm trung mang ngư lôi làm đầu đạn của nó. Hệ thống này được biết đến là CY-1 (và có lẽ là một mẫu mới là CY-3). Tuy nhiên, CY-1 chưa bao giờ được đưa vào sản xuất và tình trạng của nó như là một dự án đang thử nghiệm vẫn đang bị nghi ngờ. Lực lượng PLAN đã phần nào cải thiện khả năng ASW của họ với sự ra đời của Sonar độ sâu thay đổi VDS (Variable Depth Sonar), được lắp trên một số khinh hạm và tàu khu trục. Ngoài ra, máy bay trực thăng của PLAN vận hành sonar và sonobuoys để nâng cao khả năng phát hiện của chúng. Khi mục tiêu được tìm thấy, chúng có thể thả quả nổ ngầm, bom chìm hoặc ngư lôi.

Ngư lôi của Trung Quốc
324 mm: Yu-11, Yu-7, ET-52, A244-S.
350 mm: APR-3E.
450 mm: Yu-2.
533 mm: Yu-9, Yu-6, C43, Yu-5, Yu-4, Yu-3, Yu-1, ET32, ET34, ET36, Type 53-65, VA-111 Shkval.
650 mm: Type 65.
Tên lửa đẩy (ngư lôi tên lửa): CY-1, CY-2, CY-3, CY-4, CY-5, Yu-8, CJ-1.
– Quả ném ngầm tự dẫn: S3V.

Mìn (thủy lôi)

Mìn cũng là một thành phần vũ khí truyền thống khác của PLAN. Mìn vẫn được PLAN coi là một công cụ khuếch trương rất hữu ích. Các bãi mìn chiến lược có thể được bố trí xung quanh eo biển Đài Loan để từ chối tiếp cận hoặc trì hoãn việc triển khai lực lượng Hải quân Mỹ, đặc biệt là các nhóm tác chiến tàu sân bay và tàu ngầm. Các loại mìn của Trung Quốc liên tục được nhiều nhà phân tích và học giả coi là một loại vũ khí rất nguy hiểm có thể được sử dụng để chống lại Hải quân Mỹ.

Hầu hết các tàu khu trục, khinh hạm, tàu tuần dương và tàu ngầm của PLAN đều có thể thả, đặt mìn. Các loại mìn của Trung Quốc rất đa dạng về chủng loại, từ các mìn tiếp xúc/từ trường cơ bản đến các hệ thống phức tạp và hiện đại hơn. Trung Quốc lần đầu tiên quyết định thành lập các nhà máy chuyên dụng mìn vào năm 1954, và vào năm 1958, một số chương trình chế tạo mìn được đưa ra đồng thời bởi Nhà máy Máy móc Fengxi (Fengxi Machinery Factory). Loại đầu tiên trong số này, Moored-1 (Mao-1), một loại mìn cỡ lớn được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 1962 sau khi được thử nghiệm nhiều lần và được hải quân đánh giá. Hầu hết các loại mìn thời kỳ đầu của Trung Quốc đều có nguồn gốc từ Liên Xô hoặc là bản sao trực tiếp của các loại mìn Liên Xô, ngoại trừ loại mìn điều khiển từ xa bản địa.

Ba loại mìn đầu tiên được đưa vào biên chế Trung Quốc đều là mìn được trang bị ngòi nổ tiếp xúc và tất cả chúng đều do Nhà máy Máy móc Fengxi phát triển. Moored-1 là loại mìn cỡ lớn và Moored-2 (Mao-2) là loại mìn cỡ trung bình, một bản sao của mìn KSM của Liên Xô, và cả hai loại đều đòi hỏi mục tiêu phải tiếp xúc mìn mới kích nổ. Moored-3 (Mao-3) là loại mìn có ngòi nổ không tiếp xúc, mìn có thể được kích nổ ở một khoảng cách nhất định, vẫn đủ gây thiệt hại nếu mục tiêu ở trong tầm sát thương. Moored-1 và Moored-2 lần lượt được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 1964 và 1965.

Trong những năm 1970, Trung Quốc đã phát triển thành công ngòi nổ không tiếp xúc, ví dụ như ngòi nổ âm thanh, và các loại mìn được trang bị ngòi nổ tiếp xúc trước đó đã được nâng cấp từ loại ngòi nổ không tiếp xúc. Cũng trong năm 1970, Nhà máy Máy móc Fengxi và Viện Nghiên cứu Thiết bị Công nghệ Kỹ thuật bắt đầu cùng phát triển một loại mìn neo ven sông có thể điều khiển ngòi nổ từ xa. Dự án được hoàn thành vào năm 1974 và điều khiển từ xa bằng sóng siêu âm có thể được sử dụng để trang bị hoặc giải giáp các quả mìn, hoặc cách khác là kích nổ trực tiếp quả mìn.

Kể từ những năm 1990, tất cả các mìn trong kho lưu trữ của Trung Quốc đều được nâng cấp với các điều khiển vi tính hóa và một loạt các mìn mới của Trung Quốc đã được tiếp thị tích cực để xuất khẩu, bao gồm các dẫn xuất từ ​​các mìn hiện có cũng như thiết kế hoàn toàn mới như mìn của Mỹ – CAPTOR.

Mìn Trung Quốc với các định danh đã biết:
Drifting-2 (mìn trôi).
Moored-1 (mìn neo, lớn).
Moored-2 (mìn neo, trung bình).
Moored-3 (mìn neo, ngòi nổ tiếp xúc).
Moored-4.
Sinking-1.
Sinking-2 (mìn đáy).
Sinking-3 (mìn đáy).
Sinking-4 (mìn đáy).
Sinking-5 (mìn đáy).
Specialized-1 (mìn đẩy bằng tên lửa).
Specialized-2 (mìn điều khiển từ xa).
Training-1 (mìn huấn luyện).
Type 500 (mìn huấn luyện).
EM12 (mìn đáy, chủ yếu để xuất khẩu).

Tên lửa
PLAN có ba loại tên lửa chính: chống tàu, phòng không và tấn công đất liền.

Tên lửa nhập khẩu

Tên lửa này là một thành phần không ngừng phát triển của vũ khí PLAN kể từ cuối những năm 1960. Sự hỗ trợ của Liên Xô đối với sự phát triển quân sự của Trung Quốc bao gồm công nghệ tên lửa chống hạm SS-N-2 Styx (P-15). Kể từ những năm 1960, Trung Quốc đã sản xuất các mẫu tên lửa chống hạm của riêng mình dựa trên SS-N-2 Styx, dưới dạng HY-1, SY-1, SY-2, và các hệ thống phóng từ trên không và trên mặt đất khác. Các thiết kế lâu đời nhất đã bị loại bỏ dần, nhưng các biến thể về sau vẫn được sử dụng. Thiếu sót cơ bản của tên lửa dựa trên SS-N-2 Styx là tầm bắn ngắn (chỉ 40-100 km), chậm, kém linh hoạt và là mục tiêu khá lớn và dễ bị phát hiện đối với SAM và CIWS hiện đại. Các biến thể sau này của Trung Quốc có hệ thống điện tử, dẫn đường và hiệu suất radar vượt trội hơn hẳn so với các mẫu cũ của Liên Xô. Khi Trung Quốc bình thường hóa mối quan hệ với Liên Xô cũ và sau đó là Nga, việc nhập khẩu tên lửa của Nga được tiếp tục và một loạt tên lửa chống hạm thế hệ mới của Nga đã được nhập khẩu, bao gồm siêu thanh SS-N-22 và Kh-31, Klub-S, (phiên bản chống hạm của Nga tương đương BGM-109 Tomahawk của Mỹ) và AS-20 Uran (phiên bản tương đương của Nga với tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon của Mỹ).

Tên lửa bản địa

Chương trình tên lửa chống hạm hoàn toàn bản địa đầu tiên của Trung Quốc là dòng YJ-8. Tên lửa này có bề ngoài tương tự như Exocet của Pháp và Harpoon của Mỹ, nhưng về bản chất là một hệ thống vũ khí do Trung Quốc thiết kế. YJ-8 cơ bản xuất hiện vào đầu những năm 1980, với tầm bắn ngắn – 40 km. Tuy nhiên, nó đã thành công trong các vụ phóng thử nghiệm, đánh chìm các mục tiêu lên tới 10.000 tấn với xác suất trúng cao. Không giống như các thiết kế cũ hơn, YJ-8 có thể tấn công các mục tiêu ở độ cao thấp để giảm khả năng bị tấn công bởi CIWS và có các Biện pháp đối phó điện tử ECM (Electronic Counter Measures) lớn hơn để ngăn chặn đối phương gây nhiễu. YJ-8 đã được đưa vào sử dụng rộng rãi, trở thành tên lửa chống hạm tiêu chuẩn trên hầu hết các tàu chiến do Trung Quốc chế tạo thế hệ thứ hai và thứ ba, từ tàu khu trục và khinh hạm cho đến tàu tên lửa và tàu ngầm. Tên lửa cũng có thể được phóng từ máy bay và các bệ trên bờ.

Một số mô hình của YJ-8 đã xuất hiện kể từ đó. YJ-82 là một tên lửa tốt hơn đáng kể với tầm bắn được cải thiện lên tới 120 km và ECM tiên tiến hơn rất nhiều. Biến thể mới nhất là YJ-83, với tầm bắn vượt quá 250 km và có khả năng tiếp cận cuối cùng ở tốc độ Mach 1,5 để xuyên thủng hệ thống phòng thủ của tàu. Ngoài ra, một biến thể được tiết lộ tại Zhuhai Airshow năm 2006 định danh là C-802KD/YJ-82KD có khả năng tấn công mặt đất tương tự như AGM-84 SLAM. Tất cả các mô hình YJ-8 có thể được phóng đi từ một hệ thống ống phóng chung. Hầu hết các lực lượng tác chiến ven bờ đều mang 4-6 tên lửa, trong khi các tàu nổi lớn hơn có thể mang 8 tên lửa. Các tàu khu trục của PLAN đã lắp 16 tên lửa. Mặc dù dòng YJ-8 không có phương pháp tiếp cận ‘pop up’ trước hoặc các đặc điểm bay của trạm kiểm soát như Harpoon, nó được coi là một trong những tên lửa chống hạm mạnh nhất từng được phát triển. Hiệu suất của YJ-83 trong một số lĩnh vực vượt trội hơn so với ngay cả các biến thể mới nhất của Harpoon và Exocet, mặc dù ECM và sự linh hoạt của nó được cho là hơi kém hơn một chút.

Tên lửa hiện tại

Kho dự trữ của PLAN bao gồm hỗn hợp cả tên lửa nước ngoài, tên lửa nội địa, và Nga là nhà cung cấp nước ngoài lớn nhất.

Tên lửa chống hạm

Tên lửa chống hạm siêu thanh là một lĩnh vực phát triển then chốt ở Trung Quốc. SS-N-22 Sunburn của Nga được Trung Quốc trang bị trên các tàu khu trục lớp Sovremenny. Cách tiếp cận tốc độ siêu thanh và đầu đạn lớn khiến SS-N-22 trở thành vũ khí có giá trị của PLAN. Từ lâu, Trung Quốc đã tìm cách sản xuất hệ thống chống hạm siêu thanh và cuối cùng là siêu thanh của riêng mình kể từ những năm 1980. Tên lửa tốc độ cao được xem là phương tiện tấn công tàu chiến hiện đại hiệu quả nhất. Cho đến nay, chỉ có Nga, Trung Quốc và Ấn Độ (BrahMos, đồng phát triển với Nga) đã phát triển và triển khai thành công loại vũ khí này.

Các tên lửa trước đó của Trung Quốc có khả năng như vậy từ trước những năm 1990 bao gồm C-301 (còn được gọi là HY-3). Với 4 động cơ phản lực, nó có tầm hoạt động 130 km và tốc độ lớn hơn Mach 2.5. Mặc dù thành công, tên lửa này còn lâu mới có uy lực như SS-N-22, chủ yếu là vì nó chỉ có thể bay ở độ cao hành trình cao hơn 50 m, thay vì bay ở các đỉnh sóng (chẳng hạn như độ cao hành trình 20 m của SS-N-22), vì vậy nó dễ bị đánh chặn hơn so với SS-N-22. Lực lượng không quân của PLAN cũng đã mua cả tên lửa siêu thanh phản lực Kh-31 và tên lửa chống hạm cận âm tuabin phản lực AS-20 từ Nga để trang bị cho các máy bay chiến đấu của mình.

Ngoài công nghệ ramjet, Trung Quốc đã phát triển thành công một số tên lửa chống hạm siêu thanh có thể bay trên Mach 1.0 (vì hầu hết các tên lửa chống hạm hiện nay đều bay với tốc độ Mach 0.9). C-101, còn được gọi là FL-2, có thân nhỏ hơn và mỏng hơn của SS-N-2 Styx ban đầu, nhưng nó có thể bay với tốc độ khoảng Mach 1.7. Nó có thể tấn công mục tiêu ở cự ly 40 km. Tuy nhiên, giống như C-301 lớn hơn nhiều, độ cao hành trình của nó cũng ở mức 50 m và do đó dễ bị đánh chặn so với SS-N-22 nhanh hơn với độ cao hành trình thấp hơn. Kết quả là cả C-101 và C-301 đều có rất ít hoạt động. YJ-83 cũng sở hữu một số khả năng tấn công siêu thanh.

Các tên lửa hiện đại hơn ngày nay là YJ-12 và YJ-91 (Kh-31), những tên lửa siêu thanh tiên tiến nhất mà Trung Quốc có trong biên chế. Chúng được đưa vào hoạt động vào khoảng năm 1999 và có tầm hoạt động 400 km với tốc độ Mach 2.5 và có thể được phóng từ cả tàu và trên không. Chúng thậm chí có thể tấn công đất liền.

Tên lửa phòng không

Hải quân Trung Quốc từ lâu đã thiếu hệ thống tên lửa phòng không, do đó tại sao nó lại là một khu vực yếu chính. Sự phát triển SAM của Trung Quốc đã bị đe dọa nghiêm trọng bởi Cách mạng Văn hóa, và việc Liên Xô ly khai đồng nghĩa với việc Trung Quốc không nhận được sự trợ giúp nào về tên lửa phòng không. Hệ thống SAM hải quân đầu tiên không được phát triển cho đến cuối những năm 1960. HQ-61 SAM ban đầu là một hệ thống trên bộ tầm ngắn. Tàu PLAN đầu tiên được trang bị SAM là khinh hạm Type 053K Jiangdong, hạ thủy vào năm 1970. Tuy nhiên, phải mất nhiều năm thiết kế mới hoàn thiện và hệ thống lỗi thời không bao giờ là lý tưởng cho các hoạt động hải quân. Tàu Jiangdong có 2 bệ phóng đôi của HQ-61 SAM. Tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu trên không của đối phương ở cự ly 10 km. HQ-61 chỉ được áp dụng ở một mức độ hạn chế. Lớp Jiangwei I gồm 4 chiếc, được trang bị một bệ phóng nối tiếp. Tuy nhiên, điểm yếu là thiếu hệ thống nạp đạn tự động nên tổ bắn phải nạp đạn thủ công.

Khi Trung Quốc mở cửa vào cuối những năm 1970, nước này có khả năng tiếp cận nhiều hơn với các công nghệ phương Tây hóa. Một tài sản quan trọng được nhập khẩu là SAM tầm ngắn Crotale của Pháp. Hai hệ thống ban đầu được nhập khẩu và lắp đặt trên 2 tàu khu trục lớp Luda. Thiết kế này sau đó đã được áp dụng cho HQ-7. Các tàu chiến lớp Luda, Luhu, Luhai, Jiangwei II054 được cải tiến. Bệ phóng là một hệ thống 8 ô, có cửa nạp đạn, có thêm các tên lửa bên dưới boong. Phạm vi tác chiến của nó là 10-12 km và được cho là có khả năng tấn công tên lửa và máy bay bay thấp.

Mặc dù HQ-7 là một bước tiến quan trọng đối với khả năng phòng không của PLAN, nhưng PLAN vẫn thiếu khả năng sở hữu một hệ thống tên lửa tầm trung đến tầm xa có thể cung cấp phạm vi bảo vệ hạm đội thực sự. Việc mua các tàu khu trục lớp Sovremenny của Nga đồng nghĩa với việc Trung Quốc có được SA-N-7 SAM tầm trung và các mẫu cải tiến tiếp theo của nó. Tên lửa này tiên tiến hơn nhiều so với bất kỳ thiết kế bản địa nào của Trung Quốc. Tên lửa này nhanh chóng được điều chỉnh để phục vụ trên tàu khu trục Type 052B của PLAN. Trung Quốc tìm cách nhập khẩu hệ thống SAM tầm xa SA-N-6 của Nga. Điều này dựa trên tên lửa S-300 trên đất liền mà Trung Quốc đã vận hành.

SA-N-6 là hệ thống phóng thẳng đứng VLS (vertical launched system) có tầm bắn 100 km và hiệu suất tương tự như Patriot của Mỹ. Hai hệ thống như vậy đã được thương lượng và chưa sẵn sàng lắp đặt cho đến cuối năm 2005 (trên tàu khu trục Type 051C mới). Trong khi đó, Trung Quốc đã phát triển hệ thống HQ-9, được cho là đã vay mượn một phần các tính năng trên cả S-300 của Nga và công nghệ Patriot (điều khiển hỏa lực) của Mỹ. Đây là tên lửa phòng không tầm xa bản địa đầu tiên của Trung Quốc. Hệ thống này đã được lắp đặt trên các tàu chiến Type 052C.

Với việc các tên lửa VLS cuối cùng được đưa vào sử dụng trong PLAN, người ta đã có nhiều lạc quan khi thấy một loại vũ khí VLS tầm ngắn có thể thay thế HQ-7. Các đối thủ cho SAM tầm ngắn trong tương lai của PLAN bao gồm biến thể phóng thẳng đứng của HQ-7, Tor-M1 của Nga, SA-N-12 của Nga, biến thể VLS của LY60N hoặc HQ-61 của Trung Quốc, hoặc một thiết kế hoàn toàn mới.

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và tên lửa tấn công trên bộ

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-1 và JL-2. JL-1 được bắn thử lần đầu vào năm 1982 và phóng thành công lần đầu tiên từ SSBN lớp Hạ vào năm 1987. JL-1 hiện được mang trên tàu SSBN duy nhất của Trung Quốc, tàu Xia 092. Nó có 12 ống phóng. Mỗi JL-1 có tầm bắn 2.150 km và một đầu đạn hạt nhân 250-500 kt. Một mô hình cải tiến đang được sử dụng với phạm vi hoạt động 2.800 km và độ chính xác có thể cao hơn. JL-2 sẽ là thế hệ SLBM tiếp theo của Trung Quốc, tương tự như các biến thể đầu tiên của Trident. Với tầm bắn 8.000 km và đa đầu đạn MIRV (multiple warheads), tên lửa này thực chất dựa trên thiết kế ICBM DF-31 trên đất liền. Điều này có nghĩa là tàu SSBN lớp Type 094 trong tương lai có thể tuần tra gần vùng biển Trung Quốc và phóng tên lửa có thể tấn công đất liền Mỹ.

Dự án JL-2 vẫn được giữ bí mật và tình trạng của 094 hầu như không được biết. Một tàu đã được báo cáo phóng rất gần đây, trong khi quá trình phát triển tên lửa JL-2 được cho là đang ở giai đoạn hoàn thiện.

Một chiếc Jianghu I (số hiệu 516) đã được sửa đổi rất gần đây. Nó được thay thế các tên lửa chống hạm bằng một số bệ phóng nhiều tên lửa. Các tên lửa này có cỡ nòng 122 mm và dựa trên hệ thống Type 89, bản thân nó khá giống với hệ thống tên lửa BM-21 của Liên Xô. Tên lửa 122 mm được phóng từ bệ phóng ổn định, có nghĩa là ngay cả khi con tàu bị ảnh hưởng bởi chuyển động của sóng, bản thân bệ phóng sẽ được ổn định. Tên lửa có tầm bắn tới 40 km và có thể đạt độ chính xác tương đối khi khai hỏa. Việc lắp đặt này có thể được coi là một thử nghiệm của PLAN nhằm tận dụng các thiết kế tàu chiến cũ hơn, bằng cách biến chúng thành các bệ pháo kích trên bờ. Mặc dù hiện tại chỉ có một con tàu đang được thử nghiệm, nhưng đây là một khái niệm rất khả thi cho việc chuyển đổi PLAN trong tương lai đối với số lượng lớn các tàu LudaJianghu cũ của họ. Hỗ trợ hỏa lực từ các tàu được PLAN coi là rất quan trọng khi tiến hành các chiến dịch đổ bộ.

Hệ thống vũ khí trong tương lai

Chất lượng và năng lực hiện tại của vũ khí PLAN đã được cải thiện đáng kể, thu hẹp khoảng cách giữa sự lỗi thời của PLAN và các tiêu chuẩn phương Tây. Các hệ thống vũ khí trong tương lai của PLAN có thể bao gồm tên lửa hành trình tấn công đất liền, tên lửa siêu thanh tàng hình, UAV phóng từ tàu vũ trang, tên lửa chống bức xạ và tên lửa đạn đạo chống hạm trên đất liền, bom EMP, hệ thống pháo tầm xa, ngư lôi siêu tốc và mìn cải tiến./.

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *