CHUẨN ÚY, SĨ QUAN BẢO ĐẢM (Warrant officer)

Đây là một cấp bậc khá trừu tượng với người Việt vì Việt Nam không áp dụng, và thậm chí các nước có áp dụng thì cũng rất khác nhau do ràng buộc về luật. Tạm gọi là “Chuẩn úy WO” và gọi cách khác là “Sĩ quan bảo đảm”, do cấp bậc này có nước coi là sĩ quan, nước khác lại chỉ coi là hạ sĩ quan.

Chuẩn úy WO (warrant officer) là một cấp bậc hoặc một loại chức nghiệp trong lực lượng vũ trang của nhiều quốc gia. Tùy thuộc vào quốc gia, quân binh chủng hoặc bối cảnh lịch sử, các “warrant officers” đôi khi được phân loại là cấp sĩ quan thấp nhất, cấp hạ sĩ quan (NCO) cao nhất hoặc trong một phạm trù riêng của họ. Chuẩn úy warrant officer (hay gọi là sĩ quan bảo đảm) được dùng phổ biến trong quân đội của các quốc gia Khối thịnh vượng chung và Hoa Kỳ.

Tên gọi này (warrant officer) bắt nguồn từ nước Anh thời trung cổ. Nó được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỷ XIII, trong Hải quân Hoàng gia Anh (RN), nơi các chuẩn úy warrant officer được bổ nhiệm nhờ vào kinh nghiệm hoặc thâm niên tích lũy của họ, và về mặt kỹ thuật được giữ cấp bậc theo lệnh (warrant), chứ không phải bởi một ủy ban chính thức (như trong trường hợp của một sĩ quan được bổ nhiệm). Tuy nhiên, các WO trong các quân binh chủng của Anh theo truyền thống được coi và đối xử khác biệt với các hạ sĩ quan, như vậy (mặc dù về mặt kỹ thuật), cả hai nhóm đều không có sự bổ nhiệm như sĩ quan.

Các chuẩn úy warrant officer ở Hoa Kỳ được phân loại theo cấp bậc “W”, khác với “O” (sĩ quan thực sự) và “E” (quân nhân nhập ngũ). Tuy nhiên, các chuẩn úy trưởng (chief warrant officers) được bổ nhiệm chính thức, trên cơ sở giống như các sĩ quan được bổ nhiệm, và tuyên thệ giống nhau. WO Hoa Kỳ thường là chuyên gia trong một lĩnh vực kỹ thuật cụ thể, có thời gian phục vụ lâu dài với tư cách là quân nhân nhập ngũ; tuy nhiên, trong một số trường hợp, những người tham gia trực tiếp có thể trở thành WO, ví dụ: những cá nhân hoàn thành khóa đào tạo phi công trực thăng tại Chi nhánh Hàng không Lục quân Hoa Kỳ sẽ trở thành chuẩn úy bay (flight warrant officers) ngay lập tức.

Ở các quốc gia Khối thịnh vượng chung, các chuẩn úy warrant officers thường được xếp vào cùng với hạ sĩ quan (NCO) và quân nhân nhập ngũ trong một danh mục gọi là các cấp bậc khác (OR), tương đương với danh mục “E” của Hoa Kỳ (tức là không có danh mục “W” riêng cho các cấp bậc cụ thể này). Trong các quân binh chủng của Khối thịnh vượng chung, các chuẩn úy có cấp bậc giữa tiểu sĩ quan trưởng (chief petty officer) và thiếu úy (sub-lieutenant) trong hải quân, giữa trung sĩ tham mưu (staff sergeant) và thiếu úy (second lieutenant) trong quân đội, và giữa trung sĩ bay (flight sergeant) và sĩ quan phi công (pilot officer) trong lực lượng không quân.

Nguồn gốc

Quân đoàn chuẩn úy warrant officers bắt đầu trong Hải quân Hoàng gia gần đây, được thành lập từ năm 1546. Vào thời điểm đó, các nhà quý tộc có kinh nghiệm quân sự nắm quyền chỉ huy hải quân mới, sử dụng cấp bậc trung úy (lieutenant) và đại úy (captain) trong lục quân. Những sĩ quan này thường không có kiến ​​​​thức về cuộc sống trên tàu – chứ chưa nói đến cách điều khiển một con tàu – và dựa vào chuyên môn của đại trưởng (master) và những người đi biển khác, những người có xu hướng về các lĩnh vực kỹ thuật trong điều hành con tàu. Khi súng thần công được đưa vào sử dụng, các sĩ quan cũng yêu cầu các chuyên gia về súng pháo; các xạ thủ chuyên nghiệp bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ XVI và cũng có tư cách chuẩn úy warrant officers. Biết đọc biết viết là một điểm chung của hầu hết các chuẩn úy warrant officers, và điều này phân biệt họ với những thủy thủ thông thường (common seamen): theo quy định của Bộ Hải quân, “không ai được bổ nhiệm vào bất kỳ cấp bậc nào mà anh ta phụ trách, trừ khi anh ta biết đọc, biết viết, và có đủ kỹ năng về số học để ghi chép chúng một cách chính xác”. Vì tất cả các chuẩn úy đều có trách nhiệm đối với các kho hầm, điều này đủ để ngăn cản những người mù chữ.

Thứ hạng và địa vị trong thế kỷ XVIII

Ban đầu, các chuẩn úy warrant officers là những quân nhân chuyên nghiệp có chuyên môn và thẩm quyền yêu cầu được công nhận chính thức. Vào thế kỷ XVIII, họ được chia thành hai loại rõ ràng: một mặt, những người có đặc quyền được chia sẻ với các sĩ quan ở câu lạc bộ sĩ quan (wardroom) và trên boong thượng (boong ¼) của tàu; và mặt khác, những người được xếp hạng thấp hơn trong thủy thủ đoàn của con tàu. Tuy nhiên, ở đâu đó giữa hai bên là các sĩ quan thường trực (standing officer), đáng chú ý bởi vì, không giống như phần còn lại của tập thể tàu, họ vẫn ở lại với con tàu ngay cả khi nó ngừng hoạt động (ví dụ: để sửa chữa, trang bị lại hoặc bổ sung, hoặc trong khi được bố trí); trong những trường hợp này, họ chịu sự trả lương và giám sát của xưởng đóng tàu hoàng gia (Royal Dockyard).

Chuẩn úy được tham gia câu lạc bộ sĩ quan (Wardroom warrant officers)

Những phân loại chuẩn úy sau đây được sinh hoạt chung câu lạc bộ sĩ quan (wardroom):
– đại trưởng (master): chuẩn úy cao cấp (senior warrant officer), một hoa tiêu có trình độ và thủy thủ giàu kinh nghiệm, người đã ra khơi, duy trì nhật ký của con tàu và tư vấn cho thuyền trưởng về khả năng đi biển của con tàu và thủy thủ đoàn;
– y trưởng (surgeon): người điều trị cho người bệnh và người bị thương và tư vấn cho thuyền trưởng về các vấn đề sức khỏe;
– quản lí (purser): chịu trách nhiệm tiếp tế, thực phẩm và trả lương cho thủy thủ đoàn.

Vào đầu thế kỷ XIX, họ được sinh hoạt trong cùng câu lạc bộ với các tuyên úy (chaplain) hải quân, những người cũng có tư cách chuẩn úy (mặc dù họ thường chỉ có mặt trên các tàu lớn hơn).

Những vị trí là chuẩn úy thường trực

– boong trưởng (boatswain): chịu trách nhiệm bảo trì thuyền, buồm, giàn khoan, neo và dây cáp của tàu.
– thợ mộc (carpenter): chịu trách nhiệm bảo trì thân tàu và cột buồm.
– xạ thủ (gunner): chịu trách nhiệm chăm sóc, bảo dưỡng súng và thuốc súng của tàu.

Chuẩn úy sơ cấp (Junior warrant officers)

Các chuẩn úy khác bao gồm phó y trưởng (surgeon’s mates), phó boong trưởng (boatswain’s mates) và phó mộc (carpenter’s mates), thủy thủ thợ (sailmakers), thợ bọc giáp (armourers), hướng đạo sinh (schoolmasters – liên quan đến việc giáo dục nam sinh, học viên (midshipmen), những người khác trên tàu) và thư ký. Quân trưởng (master-at-arm), người trước đây giám sát việc cung cấp vũ khí nhỏ trên tàu, vào thời điểm này đã phải chịu trách nhiệm về kỷ luật.

Sự loại bỏ các chuẩn úy hải quân hoàng gia (royal naval warrants)

Năm 1843, các chuẩn úy warrant officers được tham gia câu lạc bộ sĩ quan được bổ nhiệm chính thức, trong khi vào năm 1853, các chuẩn úy cấp thấp được đưa vào cấp bậc mới là tiểu sĩ quan trưởng (chief petty officer), cả hai hạng do đó không còn là chuẩn úy warrant officers. Vào ngày 25/7/1864, các chuẩn úy thường trực (standing warrant officers) được chia thành hai hạng: chuẩn úy (warrant officers) và chuẩn úy trưởng (chief warrant officers hoặc “commissioned warrant officers” (chuẩn úy bổ nhiệm chức sĩ quan), một cụm từ được thay thế vào năm 1920 bằng “commissioned officers promoted from warrant rank” (sĩ quan được phong cấp bằng mệnh lệnh), mặc dù họ vẫn thường được gọi là “commissioned warrant officers”, ngay cả trong các tài liệu chính thức).

Vào thời điểm Thế chiến I, cấp bậc của họ đã được mở rộng với việc áp dụng công nghệ hiện đại trong Hải quân Hoàng gia để bao gồm điện báo viên, thợ điện, thợ đóng tàu, kỹ sư chế tạo… Cả chuẩn úy (warrant officers) và chuẩn úy bổ nhiệm chức sĩ quan (commissioned warrant officers) cùng sinh hoạt câu lạc bộ sĩ quan (mặc dù trên những con tàu quá nhỏ để có khu sinh hoạt cho tất cả các chuẩn úy warrant officers, họ đã cùng sinh hoạt trong câu lạc bộ). Các chuẩn úy warrant officers và chuẩn úy bổ nhiệm chức sĩ quan (commissioned warrant officers) cùng mang kiếm, được chào theo xếp hạng và xếp hạng giữa thiếu úy (sub-lieutenants)chuẩn úy midshipmen.

Năm 1949, cấp bậc chuẩn úy (warrant officers) và chuẩn úy bổ nhiệm chức sĩ quan (commissioned warrant officers) được đổi thành commissioned officer (sĩ quan) và senior commissioned officer (sĩ quan cao cấp), cấp bậc sau cùng nhưng sau cấp bậc đại úy (lieutenant), và họ được sinh hoạt chung câu lạc bộ sĩ quan; câu lạc các chuẩn úy warrant officers đóng cửa. Nói chung, những sĩ quan này được gọi là “branch officers” (sĩ quan chuyên ngành), được đổi tên thành “special duties” (đặc nhiệm, đặc vụ) vào năm 1956. Năm 1998, danh sách đặc nhiệm được hợp nhất với danh sách sĩ quan trong Hải quân Hoàng gia Anh, tất cả sĩ quan giờ đây đều có cơ hội như nhau để đạt cấp bậc quân hàm sĩ quan cao nhất.

Sử dụng thời hiện đại

Úc

Cấp bậc chuẩn úy WO (warrant officer) của Hải quân Hoàng gia Úc là cấp bậc duy nhất của Hải quân được bổ nhiệm theo lệnh và tương đương với WO1 của Lục quân và chuẩn úy warrant officer của RAAF. Hạ sĩ quan cao cấp nhất của Hải quân là Warrant Officer of the Navy (WO-N), một bổ nhiệm chỉ được nắm giữ bởi một người trong một thời điểm tạm thời.

Quân đội Úc có hai cấp bậc chuẩn úy warrant officer: chuẩn úy hạng hai (WO2) và chuẩn úy hạng nhất (WO1), cấp sau là cấp bậc cao nhất. Cấp bậc tương đương của WO2 trong Hải quân hiện là tiểu sĩ quan trưởng (chief petty officer) và RAAF tương đương với WO2 của Quân đội hiện là trung sĩ bay (flight sergeant), mặc dù trong quá khứ không có cấp bậc tương đương. Tất cả các chuẩn úy warrant officers đều được cấp dưới gọi là “sir” hoặc “ma’am”. Để thu hút sự chú ý của một chuẩn úy warrant officers cụ thể trong một nhóm, họ có thể được gọi là “ASM Bloggs, sir/ma’am” hoặc theo bổ nhiệm của họ, ví dụ: “Warrant Officer Bloggs, sir/ma’am”. Một số chuẩn úy warrant officers được bổ nhiệm, chẳng hạn như trung sĩ đại đội (WO2) hoặc trung sĩ trung đoàn (WO1). Thượng úy Trung đoàn Lục quân RSM-A (Regimental Sergeant Major of the Army) là quân nhân nhập ngũ cao cấp nhất trong Quân đội Úc và khác với các sĩ quan quân đội khác ở chỗ cấp bậc của họ chỉ là chuẩn úy warrant officers (WO). Việc bổ nhiệm RSM-A đã được giới thiệu vào năm 1983. Phù hiệu xếp hạng là: vương miện cho WO2 (hoặc vương miện trong hình vuông trên các slide xếp hạng của DPCU (đồng phục ngụy trang)); Huy hiệu của Khối thịnh vượng chung Úc (đã thay đổi từ Huy hiệu Hoàng gia năm 1976) cho WO1; và Quốc huy Khối thịnh vượng chung Úc được bao quanh bởi vòng nguyệt quế cho RSM-A.

Cấp bậc chuẩn úy warrant officer của Lực lượng Không quân Hoàng gia Úc (WOFF) là cấp bậc duy nhất của RAAF được bổ nhiệm theo lệnh và tương đương với cả WO1 của Lục quân và WO của Hải quân. Hạ sĩ quan cao cấp nhất của RAAF là Chuẩn úy của Lực lượng Không quân WOFF-AF (Warrant Officer of the Air Force), một sự bổ nhiệm chỉ tạm thời trong một thời điểm.

Băng-la-đét

Chuẩn úy warrant officer là cấp bậc sĩ quan sơ cấp thấp nhất trong Quân đội và Không quân Bangladesh, xếp dưới chuẩn úy cao cấp (senior warrant officer) và chuẩn úy chính (master warrant officer).

Canada

Trong Quân đội và Lực lượng Không quân Hoàng gia Canada, đội ngũ chuẩn úy warrant officer bao gồm các cấp bậc cụ thể là chuẩn úy warrant officer (adjudant trong tiếng Pháp), chuẩn úy chính master warrant officer (adjudant-maître), và chuẩn úy trưởng chief warrant officer (adjudant-chef). Trước khi thống nhất vào năm 1968, có hai cấp bậc sĩ quan (WO2 và WO1) trong Quân đội Canada và RCAF theo cấu trúc của Anh.

Ấn Độ

Các sĩ quan sơ cấp trong Lực lượng Vũ trang Ấn Độ tương đương với cấp bậc chuẩn úy warrant officer. Những người trong Lực lượng Không quân Ấn Độ thực tế sử dụng các cấp bậc chuẩn úy sơ cấp junior warrant officer, chuẩn úy warrant officer và chuẩn úy chính master warrant officer.

Trong Quân đội Ấn Độ thuộc Anh, các cấp bậc chuẩn úy warrant officer đã tồn tại nhưng bị hạn chế đối với nhân viên người Anh, chủ yếu là trong các bổ nhiệm chuyên môn như nhạc trưởng (conductor) và nhạc trưởng phụ (sub-conductor). Không giống như trong Quân đội Anh, mặc dù những bổ nhiệm này đã được tiến hành, nhưng bổ nhiệm và cấp bậc vẫn tiếp tục giống nhau và cấp bậc thực tế của chuẩn úy warrant officer không bao giờ tồn tại. Những người tương đương của Ấn Độ là các sĩ quan phó vương (viceroy’s commissioned officers).

Malaysia

Trong Lực lượng vũ trang Malaysia, chuẩn úy warrant officer (tiếng Mã Lai: pegawai Waran) là cấp bậc hạ sĩ quan cao nhất.

Vương quốc Anh

Hải quân Hoàng gia

Năm 1973, các chuẩn úy warrant officers xuất hiện trở lại trong Hải quân Hoàng gia Anh, nhưng những cuộc bổ nhiệm này tuân theo mô hình quân đội, với các chuẩn úy warrant officers mới được xếp hạng hạ sĩ quan chứ không phải sĩ quan. Ban đầu họ được biết đến với tư cách là các tiểu sĩ quan của hạm đội FCPO (fleet chief petty officers), nhưng được đổi tên thành các chuẩn úy warrant officers vào những năm 1980. Họ được xếp hạng với các chuẩn úy hạng nhất trong Quân đội Anh và Thủy quân lục chiến Hoàng gia và với các chuẩn úy trong Lực lượng Không quân Hoàng gia.

Có các chuẩn úy điều hành (executive warrant officers) cho chỉ huy và tàu thuyền. Năm chi nhánh (Tàu mặt nước, Tàu ngầm, Thủy quân lục chiến Hoàng gia, Lực lượng Không quân Hạm đội và Lực lượng Dự bị Hàng hải), mỗi chi nhánh có một chuẩn úy chỉ huy (command warrant officer). RN WO cao cấp là Chuẩn úy của Hải quân Hoàng gia (Warrant Officer of the Royal Navy). Theo Chương trình Chuyển đổi Bộ Tư lệnh Hải quân, hiện có một Chuẩn úy của Tư lệnh Hạm đội (Fleet Commander’s Warrant Officer) và một Chuẩn úy của Chúa biển đệ nhị (Second Sea Lord’s Warrant Officer), tất cả đều làm việc với chuẩn úy warrant officers của Quân chủng Hải quân, đảm nhận các vai trò của các Chuẩn úy Chỉ huy (Command Warrant Officers).

Năm 2004, cấp bậc chuẩn úy hạng 2 (warrant officer class 2) được giới thiệu. Tuy nhiên, cấp bậc đã bị loại bỏ vào tháng 4/2014, nhưng đang được khôi phục cho các ngành phi kỹ thuật và kỹ thuật của Hải quân Hoàng gia vào năm 2021.

Quân đội Anh

Trong Quân đội Anh, có hai cấp bậc warrant, chuẩn úy hạng hai (WO2) và chuẩn úy hạng nhất (WO1), cấp sau là cấp cao hơn. Các cấp bậc này trước đây được viết tắt là WOII và WOI (sử dụng chữ số La Mã thay vì chữ số Ả Rập). “Chuẩn úy hạng nhất” hoặc “hạng hai” là không chính xác. Cấp bậc ngay bên dưới WO2 là trung sĩ tham mưu staff sergeant (hoặc trung sĩ cờ colour sergeant). Từ năm 1938 đến năm 1940, trung đội WOIII có cấp bậc thượng sĩ trung đội (platoon sergeant major).

Lưu ý: Trung sĩ cờ (colour sergeant), là một chức phận danh giá, thường là những người anh dũng trong chiến đấu, thường là người giữ cờ đi đầu các cuộc diễu duyệt.

Vào tháng 3/2015, việc bổ nhiệm Thượng sĩ Lục quân (Army Sergeant Major) mới đã được tạo ra, mặc dù người nắm giữ trên thực tế không phải là chuẩn úy mà là một sĩ quan giữ cấp bậc đại úy (captain). Việc tạo ra việc bổ nhiệm Thượng sĩ chỉ huy (command sergeant major) đã được công bố vào năm 2009.

Thủy quân lục chiến Hoàng gia

Trước năm 1879, Thủy quân lục chiến Hoàng gia không có chuẩn úy warrant officer: vào cuối năm 1881, Thủy quân lục chiến Hoàng gia đã phong quân hàm cho các thượng sĩ và một số hạ sĩ quan cấp cao khác, theo cách tương tự như lục quân. Khi quân đội giới thiệu cấp bậc chuẩn úy hạng I và hạng II vào năm 1915, Thủy quân lục chiến Hoàng gia cũng làm như vậy ngay sau đó. Từ tháng 2/1920, các chuẩn úy hạng I của Thủy quân lục chiến Hoàng gia (sĩ quan được đổi tên) được trao địa vị giống như các chuẩn úy của Hải quân Hoàng gia và cấp bậc chuẩn úy hạng II đã bị bãi bỏ trong Thủy quân lục chiến Hoàng gia, không có thêm thăng cấp nào cho cấp bậc này.

Thủy quân lục chiến đã giới thiệu các chuẩn úy warrant officers có cấp bậc tương đương với Hải quân Hoàng gia Anh từ năm 1910 với xạ thủ Thủy quân lục chiến Hoàng gia (Royal Marines gunner tên ban đầu là thượng sĩ xạ thủ gunnery sergeant-major), tương đương với cấp bậc xạ thủ của hải quân. Sự phát triển của các cấp bậc này song song chặt chẽ với sự phát triển của các cấp bậc hải quân: như trong Hải quân Hoàng gia, vào Thế chiến II, đã có các chuẩn úy warrant officers và chuẩn úy chức sĩ quan commissioned warrant officers (ví dụ: thượng sĩ tham mưu, thượng sĩ tham mưu chức sĩ quan, xạ thủ Thủy quân lục chiến Hoàng gia, xạ thủ Thủy quân lục chiến Hoàng gia chức sĩ quan…). Với tư cách là sĩ quan, họ được cấp dưới chào trong Thủy quân lục chiến Hoàng gia và quân đội. Tất cả những người này đều trở thành cấp bậc sĩ quan chính thức vào năm 1949, và cấp bậc sĩ quan đặc nhiệm vào năm 1956. Các cấp bậc này sẽ trở lại vào năm 1972, lần này tương tự như các cấp bậc trong quân đội của họ, chứ không phải như RN đã làm trước đây. Sĩ quan cấp cao nhất của Thủy quân lục chiến Hoàng gia là Thượng sĩ Trung đoàn (Corps Regimental Sergeant Major). Không giống như RN thích hợp (từ năm 2014), giữ nguyên cả hai thứ hạng WO.

Không quân Hoàng gia

Lực lượng Không quân Hoàng gia lần đầu tiên sử dụng cấp bậc trung sĩ hạng nhất (sergeant major first) và hạng hai như được kế thừa từ Quân đoàn bay Hoàng gia, với các huy hiệu cấp bậc của quốc huy và vương miện tương ứng. Vào những năm 1930, các cấp bậc này được đổi tên thành chuẩn úy cấp I (warrant officer class I) và II như trong Lục quân. Năm 1939, RAF đã bãi bỏ cấp bậc WOII và chỉ giữ lại cấp bậc WOI, được gọi là warrant officer  (WO), cấp bậc này vẫn còn cho đến ngày nay. RAF không có tương đương với WO2 (NATO OR-8), RAF WO tương đương với WO1 (NATO OR-9) và đeo cùng một huy hiệu cấp bậc, huy hiệu Hoàng gia. Cách chính xác để xưng hô với một chuẩn úy là “sir” hoặc “ma’am” đối với các phi công và “mister hoặc warrant officer -họ-” đối với các sĩ quan. Hầu hết các chuẩn úy của RAF không được bổ nhiệm như trong quân đội hoặc Thủy quân lục chiến Hoàng gia; ngoại lệ đối với trường hợp này là chuẩn úy trạm (station warrant officer), người được coi là “người đầu tiên trong số những người ngang hàng” trên trạm RAF. Chuẩn úy warrant officer là cấp bậc hạ sĩ quan cao nhất và xếp trên trung sĩ bay.

Năm 1946, RAF đã đổi tên các chuẩn úy phi hành đoàn (aircrew warrant officers) của mình thành phi hành đoàn chính (master aircrew), một tên gọi vẫn còn tồn tại. Năm 1950, nó đổi tên các chuẩn úy warrant officers trong các ngành kỹ thuật thành kỹ thuật viên chính (master technicians), một tên gọi chỉ tồn tại cho đến năm 1964.

Chuẩn úy cao cấp nhất của RAF theo bổ nhiệm, mặc dù có cùng cấp bậc với tất cả các chuẩn úy khác, là Chuẩn úy của Lực lượng Không quân Hoàng gia (Warrant Officer of the Royal Air Force), được gọi là Giám đốc bảo đảm của Tham mưu trưởng Không quân từ khi thành lập chức vụ này vào năm 1996 cho đến năm 2021.

Hoa Kỳ

Trong Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ, chuẩn úy warrant officer  (hạng W-1 đến W-5) được xếp hạng là sĩ quan trên cấp bậc nhập ngũ cao cấp nhất, cũng như học viên sĩ quan và ứng viên sĩ quan, nhưng dưới cấp sĩ quan O‑1 (NATO: OF‑1). Tất cả các chuẩn úy đều được cất nhắc từ những người xếp hạng dưới họ; tức là các đối tượng quân nhân nhập ngũ. Các chuẩn úy warrant officer có tay nghề cao, các sĩ quan chuyên môn ngành hẹp, và trong khi các cấp bậc được Quốc hội phê chuẩn, mỗi nhánh của quân đội lựa chọn, quản lý và sử dụng các chuẩn úy theo những cách hơi khác nhau. Đối với việc bổ nhiệm chuẩn úy warrant officer (W-1), thông thường được phê duyệt bởi thư ký quân binh chủng của chi nhánh tương ứng. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm vào cấp bậc này có thể thông qua ủy ban của Tổng thống, nhưng điều này ít phổ biến hơn. Đối với các cấp bậc chuẩn úy trưởng chief warrant officer (CW‑2 đến CW‑5), những chuẩn úy này do Tổng thống bổ nhiệm. Cả chuẩn úy và chuẩn úy trưởng đều tuyên thệ nhậm chức giống như các sĩ quan chính quy (O-1 đến O-10).

Một số ít chuẩn úy chỉ huy các phân đội, đơn vị, hoạt động, tàu, máy bay và xe bọc thép, cũng như lãnh đạo, hướng đạo, huấn luyện và tư vấn cho cấp dưới. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của chuẩn úy là phục vụ như một chuyên gia kỹ thuật, cung cấp các kỹ năng, hướng dẫn và kiến ​​thức chuyên môn có giá trị cho các chỉ huy và tổ chức trong lĩnh vực cụ thể của họ.

Tất cả các lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ đều sử dụng cấp bậc chuẩn úy warrant officer ngoại trừ Lực lượng Không quân và Lực lượng Không gian Hoa Kỳ. Mặc dù vẫn được ủy quyền về mặt kỹ thuật, Lực lượng Không quân đã ngừng bổ nhiệm các chuẩn úy mới vào năm 1959, với chuẩn úy trưởng cuối cùng của lực lượng này nghỉ hưu từ Lực lượng Dự bị Không quân vào năm 1992. Lực lượng Không gian cũng ảnh hưởng tình trạng thiếu chuẩn úy tương tự từ Lực lượng Không quân, mặc dù Thượng sĩ trưởng (Chief Master Sergeant) mới nhậm chức của lực lượng này, Roger A. Towberman, đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 1/2021 rằng Lực lượng Không gian sẽ nghiên cứu vấn đề này và quyết định có giới thiệu cấp bậc này hay không.

Quân đội Hoa Kỳ sử dụng rất nhiều chuẩn úy warrant officers và chia họ thành hai loại: hàng không và kỹ thuật. Các chuẩn úy hàng không của Quân đội lái cả máy bay cánh quay và cánh cố định và đại diện cho nhóm chuẩn úy lớn nhất của Quân đội. Các chuẩn úy kỹ thuật trong Quân đội chuyên về một lĩnh vực kỹ thuật đơn lẻ như tình báo, duy trì, tiếp tế, quân cảnh hoặc lực lượng đặc biệt; và tư vấn và hỗ trợ cho các chỉ huy. Ví dụ, một sĩ quan quân cảnh và một sĩ quan tình báo quân đội đều phải có trình độ chuyên môn trong các lĩnh vực tương ứng của họ, học cách quản lý toàn bộ lĩnh vực nghề nghiệp của họ. Tuy nhiên, trong các lĩnh vực rộng lớn đó, các chuẩn úy bao gồm các chuyên gia như Đặc vụ CID (một nhánh rất cụ thể trong quân cảnh) và Đặc vụ phản gián (một nhánh rất cụ thể trong tình báo quân đội). Các chuẩn úy kỹ thuật này cho phép một người lính có chuyên môn về chủ đề (như hạ sĩ quan), nhưng với thẩm quyền của một sĩ quan. Cả chuẩn úy kỹ thuật và hàng không đều trải qua khóa đào tạo ban đầu và phân công chuyên ngành tại Trường đào tạo chuẩn úy quân đội (WOCS), tiếp theo là lộ trình đào tạo và giáo dục dành riêng cho ngành. Các chuẩn úy kỹ thuật thường được chọn từ các cấp bậc hạ sĩ quan (thường là E-6 đến E-9). Các ứng viên chuẩn úy hàng không có thể nộp đơn từ tất cả các ngành dịch vụ, bao gồm cả dân thường nhập ngũ và không phục vụ trước đó (các chuẩn úy hàng không tham gia thông qua Chương trình đào tạo của chuẩn úy bay).

Hải quân và Lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ đã ngừng phong cấp W-1 vào năm 1975, bổ nhiệm và ủy nhiệm tất cả những người mới tham gia làm chuẩn úy trưởng hạng hai (W-2, viết tắt cấp bậc là CWO2). Điều này là để ngăn chặn việc giảm lương mà một người mới tham gia có thể thực hiện vì tất cả các chuẩn úy trưởng của Hải quân đều được lựa chọn nghiêm ngặt từ tiểu sĩ quan, mức lương (E-7 đến E-9). Cảnh sát biển cho phép nhân viên E-6 đăng ký cấp bậc chuẩn úy trưởng, nhưng chỉ sau khi họ đã thể hiện khả năng kỹ thuật của mình bằng cách giành được vị trí trong top 50% trong danh sách đủ điều kiện hàng năm để thăng tiến lên E-7. Năm 2018, Hải quân Hoa Kỳ đã mở rộng chương trình warrant, triển khai lại mức lương W-1 cho các chuẩn úy an ninh mạng cyber warrant officers và chấp nhận 3 WO1 mới trong năm tài chính 2019.

Các chuẩn úy warrant officers trong Quân đội giữ cấp bậc chuẩn úy 1 (WO1) được gọi chính thức là “Mr/Ms” [họ]. Sau khi được thăng chức lên chuẩn úy trưởng hạng 2, “Chief” trở thành một thuật ngữ địa chỉ được ủy quyền bổ sung. WO1 cũng được nhiều binh sĩ gọi một cách không chính thức là “Chief”. Trong Hải quân, các chuẩn úy thường được gọi là “Mr/Ms” [họ], “chuẩn úy trưởng” hoặc một cách không chính thức là “warrant” bất kể cấp bậc của họ.

Lực lượng Hàng hải Hoa Kỳ (USMS, U.S. Maritime Service), được thành lập theo Bộ luật 46 Hoa Kỳ § 51701, thuộc thẩm quyền của Cục Quản lý Hàng hải của Bộ Giao thông vận tải và được phép bổ nhiệm các chuẩn úy warrant officers. Theo 46 Bộ luật Hoa Kỳ § 51701, cấu trúc cấp bậc của USMS phải giống với cấu trúc của Lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ trong khi đồng phục được mặc là của Hải quân Hoa Kỳ với các thiết bị và phù hiệu USMS đặc biệt. USMS đã bổ nhiệm các chuẩn úy, thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, trong và sau Thế chiến II.

Cấp bậc chuẩn úy warrant officer đôi khi cũng được sử dụng trong các cơ quan thực thi pháp luật để cấp địa vị và trả lương cho một số sĩ quan chuyên gia cấp cao không nắm quyền chỉ huy, chẳng hạn như kỹ thuật viên cấp cao hoặc phi công trực thăng. Như trong lực lượng vũ trang, họ xếp trên trung sĩ, nhưng dưới trung úy. Ví dụ, Đội tuần tra đường cao tốc bang North Carolina đã có một số vị trí phi công trực thăng chuẩn úy warrant officer từ những năm 1960 cho đến giữa những năm 1980. Phù hiệu WO là một thanh màu bạc với một hình vuông màu đen ở giữa. Các cấp bậc WO đã bị bãi bỏ khi chương trình hàng không được mở rộng và gần 20 vị trí phi công quân nhân được tạo ra. Cảnh sát bang New York cấp bậc trung úy kỹ thuật tương tự như cấp bậc chuẩn úy warrant officer trong chừng mực nó được sử dụng để trao quyền cho sĩ quan có chuyên môn kỹ thuật sâu rộng.

Quân nhân chuyên nghiệp trong Lực lượng Vũ trang Việt Nam

Một cách tương đối, chuẩn úy warrant officer tương tự như đối tượng Quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) của Hải quân Việt Nam hiện nay.

Trong LLVT Việt Nam, quân nhân chia thành 3 loại cơ bản: Sĩ quan, QNCN và Hạ sĩ quan-Binh sĩ. Sĩ quan từ cấp Thiếu úy đến Đại tướng; QNCN từ Thiếu úy QNCN đến Thượng tá QNCN. Ở hầu hết các đơn vị, tỉ lệ HSQ-BS là đông nhất, nhưng ở các quân binh chủng kỹ thuật, ví dụ như Quân chủng Hải quân, thì hầu hết là QNCN, nhất là trên các tàu chiến. QNCN là người có trình độ chuyên môn từ sơ cấp trở lên, đảm nhiệm một vị trí chiến đấu hoặc công tác hàng chục năm./.

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *