SĨ QUAN CẤP TƯỚNG (General officer); SĨ QUAN CỜ (Flag officer); SĨ QUAN KHÔNG QUÂN (Air officer)
– Nguyên soái, Thống chế, Thống tướng, Đô đốc Hạm đội, Đại Đô đốc (trên cấp đại tướng hoặc có tính chất danh dự, tướng 5 sao, 6 sao): general of the armies; general of the army; marshal; field marshal; general of the air force, marshal of the air force (Không quân); admiral of the fleet; grand admiral (Hải quân);
– Đại tướng, Đô đốc, Thống chế Không quân trưởng (tướng 4 sao): general; colonel general; army general, admiral (Hải quân); general admiral; air chief marshal (Không quân).
– Thượng tướng: (hầu như chỉ còn tồn tại ở Việt Nam).
– Trung tướng, Phó Đô đốc, Thống chế Không quân (tướng 2 sao, 3 sao): lieutenant general; vice admiral (Hải quân); army corps general; air marshal (Không quân).
– Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc, Tướng Sư đoàn (tướng 1 sao, 2 sao): major general; brigadier general; divisional general; rear admiral (Hải quân); air vice-marshal (Không quân).
– Chuẩn tướng, Tướng Lữ đoàn, Phản Đô đốc, Đề đốc (tướng 1 sao, dưới thiếu tướng, dưới chuẩn đô đốc, trên đại tá, có thể chỉ là chức vụ): brigadier; brigadier general; brigade general; army corps general; flotilla admiral; commodore; counter admiral (Hải quân); air commodore (Không quân).
SĨ QUAN CAO CẤP (Senior commissioned officers)
– Đại tá, Thuyền trưởng cấp I: colonel; captain (Hải quân); group captain (Không quân).
– Thượng tá: senior lieutenant colonel.
– Trung tá, Thuyền trưởng cấp II: lieutenant colonel; commander (Hải quân), wing commander (Không quân).
– Thiếu tá, Thuyền trưởng cấp III, Thuyền trưởng Khinh hạm: major; commandant; lieutenant commander (Hải quân), squadron leader (Không quân).
SĨ QUAN SƠ CẤP (Junior commissioned officers)
– Đại úy: captain; first lieutenant; lieutenant (Hải quân); flight lieutenant (Không quân).
– Thượng úy: senior lieutenant.
– Trung úy: lieutenant; lieutenant junior grade; flying officer (Không quân).
– Thiếu úy: second lieutenant; junior lieutenant; sub-lieutenant; ensign; pilot officer (Không quân).
– Học viên sĩ quan: officer cadet, midshipman (Hải quân); flight cadet (Không quân).
HẠ SĨ QUAN CHỨC SĨ QUAN (có nước coi là sĩ quan, hoặc chỉ là hạ sĩ quan ở một số nước)
– Sĩ quan bảo đảm: warrant officer.
– Sĩ quan trung chuyển: midshipman.
HẠ SĨ QUAN (Non-commissioned officers)
– Chuẩn úy trưởng: chief warrant officer.
– Tiểu sĩ quan trưởng: chief petty officer.
– Tiểu sĩ quan: petty officer.
– Chuẩn úy: warrant officer; midshipman.
– Quân nhân chuyên nghiệp: (là loại cấp bậc quân nhân trong Lực lượng vũ trang Việt Nam, có thể tương đương với cách gọi “specialist” của nhiều nước khác).
– Thượng sĩ: sergeant major.
– Trung sĩ: sergeant.
– Hạ sĩ: corporal; lance corporal.
CẤP BẬC NHẬP NGŨ (Enlisted ranks)
– Chiến sĩ, binh sĩ, thủy thủ, xạ thủ, quân nhân chuyên nghiệp…: private; gunner; trooper; sapper; seaman; leading seaman (Hải quân); airman; aviator; bombardier; specialist; aircraftman; leading aircraftman (Không quân).
Chú ý:
– Cách phân loại cấp bậc phụ thuộc vào quốc gia, lịch sử, thời thế (chiến tranh hay hòa bình), ngôn ngữ, văn hóa, vùng miền… Do đó việc gọi tên, phiên dịch cấp bậc của lực lượng quân sự của một nước nào đó qua tiếng Việt, hay ngôn ngữ khác không phải lúc nào cũng phù hợp, thậm chí vô nghĩa.
– Một cách phổ biến, ngày nay, cấp bậc sĩ quan tương đối giống nhau giữa các nước trên thế giới. Riêng với các cấp bậc hạ sĩ quan và quân nhân nhập ngũ, nghĩa vụ quân sự thường được thêm các tiền tố “master”, “chief”, “leading”, “leader”, “first”, “second”, “third”, “senior”, “junior”, “sub”, “vice”… để phân loại mà chủ yếu là định mức thù lao hay thu nhập. Các cấp bậc có thêm các tiền tố này không nhất thiết là cấp trên hay cấp dưới của các cấp bậc không mang tiền tố.
– Một số tên gọi có thể là “cấp bậc”, nhưng cũng có thể là “chức vụ”.
– Có nhiều nước cấp bậc được phân chia khác nhau theo quân binh chủng (services), nhưng rất nhiều nước gọi chung cho cả Hải-Lục-Không quân, hay thậm chí cả Lực lượng vũ trang (ví dụ như ở Việt Nam, trừ 3 cấp Đô đốc của Hải quân).
– Một số cấp bậc như “chuẩn úy”, “phản đô đốc”, “đề đốc”… được gọi trong bài được xác định là không phổ biến (không chính thức).
– Có một số cấp bậc cùng tên gọi nhưng cấp độ rất khác biệt.
+ Ví dụ: “captain” là “đại tá” trong hải quân nhiều nước, cũng là cấp bậc “đại úy” trong lục quân nhiều nước, đồng thời cũng là chức vụ “thuyền trưởng” ở đa số hải quân các nước; và cũng là “cơ trưởng” trong không quân.
+ Ví dụ: “mashal” có thể là cấp “nguyên soái” cao hơn “đại tướng” nhưng cũng được đặt tên cho một cấp bậc hạ sĩ quan ở một số nước.
+ Ví dụ: “master” có một vài nghĩa, có thể một “bậc thầy” về chuyên môn, cũng từng được gọi là “thuyền trưởng” một cách rất phổ biến trong lịch sử./.
Xem thêm:
HỆ THỐNG CẤP BẬC QUÂN NHÂN THẾ GIỚI
CẤP BẬC QUÂN SỰ (Military rank)